22/03/2024 14:32 GMT+7

Dân nuôi hơn 26.000 con chó ngoại, TP.HCM đề xuất hạn chế nuôi chó Pitbull, Tosa, chó săn...

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM đề xuất hạn chế nuôi các giống chó to con, bản tính hung dữ như chó Pitbull (Mỹ), chó Perro de Presa Canarios (Tây Ban Nha), chó săn Dogo Argentinos (Argentina), chó Brasileiros (Brazil)...

Chó thả rông chạy loạn xạ qua đường bất chấp đông xe cộ qua lại trên đường Hoàng Sa (quận 3, TP.HCM), khiến nhiều người đi đường thót tim - Ảnh: TIẾN QUỐC

Chó thả rông chạy loạn xạ qua đường bất chấp đông xe cộ qua lại trên đường Hoàng Sa (quận 3, TP.HCM), khiến nhiều người đi đường thót tim - Ảnh: TIẾN QUỐC

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP.HCM, hiện nay tổng đàn chó cả nước khoảng 10,3 triệu con, tập trung chủ yếu ở các đô thị lớn.

Riêng tại TP.HCM có hơn 184.000 con chó, mèo được nuôi tại hơn 105.000 hộ. Trong đó ở 5 huyện ngoại thành (Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ) có hơn 63.000 con, chiếm khoảng 35% tổng đàn.

TP.HCM đề xuất hạn chế nuôi chó Pitbull, Tosa, chó săn

Trong tổng đàn chó tại TP.HCM, có hơn 29.000 con chó lai, hơn 26.000 chó ngoại và hơn 121.000 chó ta, chiếm gần 67% tổng đàn.

Theo ghi nhận của sở này, nhiều trường hợp chó gây ồn ào, ô nhiễm môi trường, vệ sinh nơi công cộng, chó tấn công người, chạy ra ngoài đường gây tai nạn giao thông.

Ngoài ra, chó nuôi cũng là nguồn lây lan nhiều dịch bệnh từ động vật sang người, trong đó có bệnh dại. Hằng năm, số lượng người bị chó, mèo cắn phải đi tiêm phòng rất lớn, gây thiệt hại kinh tế do tốn chi phí tiêm phòng, điều trị dự phòng.

Cùng với đó, tại TP.HCM, thời gian qua phát sinh nhiều trường hợp hộ dân nuôi chó với số lượng lớn, gây mùi hôi, tiếng ồn, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của các hộ dân sinh sống xung quanh khu vực, phát sinh đơn thưa khiếu nại kéo dài, chưa giải quyết được dứt điểm.

Trong khi đó việc áp dụng các quy định hiện gặp nhiều khó khăn trong quản lý và xử lý do những quy định này chưa cụ thể, chi tiết đối với hoạt động chăn nuôi động vật làm cảnh, nhất là đối với những hộ nuôi chó với số lượng lớn.

Ngoài ra, hiện nay vẫn chưa có quy định về điều kiện cho các điểm kinh doanh vật làm cảnh, các quy định về nuôi nhốt chó tại các phòng khám để đảm bảo tính nhân đạo và môi trường trong quá trình chăn nuôi.

Ngoài những quy định chặt về trách nhiệm đăng ký, đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường khi nuôi chó, mèo, đáng chú ý, trong dự thảo quy định có đề xuất hạn chế nuôi các giống chó to con, bản tính hung dữ như chó Pitbull (Mỹ), chó Perro de Presa Canarios (Tây Ban Nha), chó săn Dogo Argentinos (Argentina), chó Tosa (Nhật Bản), chó Brasileiros (Brazil)...

Chó dữ khi nuôi trong nhà hoặc nuôi trong chuồng ngoài trời phải luôn chú ý tránh để chó ngoài tầm kiểm soát của chủ và tấn công người và thú khác.

Về quản lý tiếng ồn khi nuôi chó, quy định nêu chủ vật nuôi áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo tiếng ồn do hoạt động nuôi chó không được vượt quá 70dBA (từ 6h đến 21h) và 50dBA (từ 21h đến 6h).

Mặt khác, kiểm soát tiếng sủa của chó đảm bảo không gây phiền phức đến những người xung quanh. Có biện pháp kiểm soát nguyên nhân gây chó sủa như tạo điều kiện môi trường nuôi thoải mái, loại trừ các yếu tố gây kích thích chó sủa.

Đối với chó sủa dai dẳng, ảnh hưởng người xung quanh (người lớn tuổi gây mất ngủ, trẻ em, người dễ kích thích bởi tiếng ồn...), cần có biện pháp di dời chó hoặc phẫu thuật dây thanh quản.

Đảm bảo không phát sinh các đơn thư phản ánh hoặc khiếu nại đến việc nuôi chó, mèo.

Đối xử nhân đạo khi nuôi chó, mèo

Quy định đề xuất cũng nêu một số yêu cầu cần thực hiện của tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi chó, mèo:

- Có chuồng trại, không gian chăn nuôi phù hợp với vật nuôi.

- Cung cấp đủ thức ăn, nước uống đảm bảo vệ sinh.

- Phòng bệnh và trị bệnh theo quy định của pháp luật về thú y.

- Không đánh đập, hành hạ vật nuôi.

- Việc nuôi nhốt chăm sóc, triển lãm, kinh doanh chó phải đảm bảo diện tích tối thiểu, tính toán diện tích tối thiểu chuồng nuôi.

- Không được cột dây đối với mèo. Việc nuôi chó mèo theo phương thức nuôi nhốt hoàn toàn phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu về chuồng.

TP.HCM đề xuất nuôi chó, mèo phải đăng ký, khuyến khích gắn chipTP.HCM đề xuất nuôi chó, mèo phải đăng ký, khuyến khích gắn chip

Chủ vật nuôi phải đăng ký việc nuôi chó, mèo với UBND cấp xã và khuyến khích các hộ nuôi gắn chip điện tử trên chó, mèo để quản lý thông tin.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp