13/03/2024 18:47 GMT+7

Dẫn nước ngọt từ sông Đồng Nai về miền Tây là việc lớn, cần nghiên cứu bài bản

Với nguồn nước ngọt dồi dào, chênh lệch về độ cao khá lớn nên nếu khơi dòng dẫn nước từ sông Đồng Nai về đến các tỉnh miền Tây là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên đây là dự án lớn, ảnh hưởng đến nhiều địa phương nên cần nghiên cứu bài bản.

Ông Trần Ngọc Tam - chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre (bên trái) - trao đổi với lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong chuyến khảo sát công trình phòng chống hạn mặn - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Ông Trần Ngọc Tam - chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre (bên trái) - trao đổi với lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong chuyến khảo sát công trình phòng chống hạn mặn - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Liên quan đến đề xuất đưa nước ngọt từ sông Đồng Nai về Bến Tre của Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam, ngày 13-3, Tuổi Trẻ Online đã có cuộc trao đổi sâu hơn về vấn đề này.

* Thưa ông, vì sao ông lại có ý tưởng dẫn nước sông Đồng Nai về Bến Tre trong thời điểm hiện nay?

- Ông Trần Ngọc Tam: Thực tế hiện nay nguồn nước sông Mekong ngày càng cạn kiệt và phụ thuộc vào các nước phía thượng nguồn. Trong khi đó tình trạng biến đổi khí hậu trên cả nước ngày càng gay gắt, đặc biệt là các tỉnh miền Tây, trong đó có tỉnh Bến Tre phải hứng chịu nhiều ảnh hưởng. Và trong tương lai còn phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt là thách thức thiếu nguồn nước ngọt.

Trong một lần công tác tại huyện Củ Chi (TP.HCM), trong lúc ngồi ăn sáng tại một quán ăn ven bờ sông Sài Gòn, thấy nguồn nước ngọt chảy cuồn cuộn và chất lượng nước rất tốt nên tôi mới nảy ra ý tưởng: Tại sao không dẫn nguồn nước này về Bến Tre và các tỉnh miền Tây để người dân có nước sử dụng trong mùa khô.

* Nhưng vì sao lại là sông Đồng Nai mà không phải là một nhánh sông hoặc kênh nào khác có nguồn nước ngọt với chất lượng tương tự?

- Trước đây cũng từng có dự án nghiên cứu lấy nguồn nước thô từ tỉnh Tiền Giang dẫn qua Bến Tre để cung cấp cho các nhà máy nước. Tuy nhiên, về lâu dài nước mặn có thể còn lấn sâu thêm nên giải pháp lấy nước từ những vị trí trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long không bền vững.

Hơn nữa, nguồn nước từ hồ Dầu Tiếng, sông Sài Gòn và sông Đồng Nai rất dồi dào, cao độ của hệ thống sông này cao hơn rất nhiều so với tỉnh Bến Tre và nhiều khu vực tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long nên việc khơi dòng hoặc lắp đặt hệ thống ống dẫn nước về khu vực miền Tây rất thuận lợi. Nước có thể chảy về một cách tự nhiên.

Một vấn đề quan trọng khác là nguồn nước từ hồ Dầu Tiếng, sông Sài Gòn và sông Đồng Nai chủ yếu nằm trong lãnh thổ Việt Nam và mình hoàn toàn có thể chủ động điều tiết nên không còn lo ngại bị chi phối bởi các quốc gia khác như sông Mekong.

* Ý tưởng đã có, vậy theo ông sắp tới đây chúng ta phải làm gì để biến ý tưởng thành hiện thực?

- Việc dẫn nước từ vùng này qua vùng khác đã có nhiều quốc gia thực hiện. Thậm chí, có những quốc gia họ đầu tư cả hệ thống dẫn nước ngọt hàng ngàn km. Tuy nhiên, đối với chúng ta đây là một dự án lớn, đi qua nhiều tỉnh thành và chắc chắn sẽ tác động đến môi trường xung quanh. Do đó cần có sự vào cuộc của các nhà khoa học, các bộ ngành trung ương.

Bên cạnh đó, trong việc này vai trò của báo chí cũng rất lớn. Tôi cũng hy vọng rằng báo Tuổi Trẻ sẽ đứng ra tổ chức một hội thảo hoặc một buổi tọa đàm để kết nối các nhà khoa học, các bộ, ngành nhằm thực hiện ý tưởng này.

* Xin cảm ơn ông!

Nghiên cứu dẫn nước ngọt từ sông Đồng Nai về Bến TreNghiên cứu dẫn nước ngọt từ sông Đồng Nai về Bến Tre

Trước tình hình hạn mặn diễn biến phức tạp và nguồn nước ngọt sông Mekong đang bị các nước thượng nguồn chi phối, lãnh đạo tỉnh Bến Tre đề xuất nghiên cứu dẫn nước từ sông Đồng Nai về để sử dụng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp