Phóng to |
Tình trạng hỗn loạn Tại trường ĐH Hùng Vương sáng nay |
Lúc đầu hai bên còn nói chuyện phải trái |
Bắt đầu phá cổng |
Bên ngoài đẩy vào... |
Bên trong la hét cố đầy ra... |
Tạo nên cảnh hỗn loạn ở cổng trường |
Một số sinh viên ở bên ngoai đụng độ với lực lượng "chuyển trường" |
Nhiều người cố vào trường bằng cách trèo qua tường nhưng bị đẩy ra |
Cảnh sát 113 phải vào cuộc mới vãn hồi được trật tự |
Khoảng 9g sáng 28-12 tại Trường ĐH Hùng Vương (cơ sở đường Nguyễn Trọng Tuyển, Q.Tân Bình, TP.HCM), người của hiệu trưởng tạm quyền, TS Tạ Thị Kiều An đến cơ sở này để chuyển vật dụng sang cơ sở của trường ở đường Nguyễn Trãi. Tuy nhiên, một lực lượng cán bộ, công nhân viên đang làm việc tại cơ sở này đã khóa chặt các cửa ra vào.
Bên phía bà An, lực lượng bảo vệ đã dùng búa, kềm phá cổng và đẩy cổng vào nhưng lực lượng cán bộ công nhân viên trường đã giữ lại.
Tiếp đó, người bên phía bà An cố trèo tường để vượt vào bên trong nhưng đã bị số cán bộ, công nhân viên đang làm việc tại đây tìm cách ngăn cản lại.
Sau khoảng 30 phút giằng co, cảnh sát 113 đã đến vãn hồi trật tự.
Người của bên phía bà An đã không còn phá cổng. Cán bộ công nhân viên của trường vẫn còn cố thủ bên trong.
Công an đã mời đại diện hai phía đến làm việc tại trụ sở Công an phường 2, quận Tân Bình.
Đến đầu giờ chiều, phía sau cổng trường, nhiều sinh viên và cán bộ nhân viên tiếp tục cố thủ. Ở phía ngoài, xe tải chuyển hàng và lực lượng bảo vệ, nhân viện công ty vận chuyển vẫn chờ đợi. Lực lượng cảnh sát 113 vẫn túc trực tại đây.
Theo thông tin những người trong cuộc, sau khi được mời về phường làm việc, công an yêu cầu những người đại diện viết tờ khai về sự việc sáng 28-12 tại trường.
Theo bà Tạ Thị Kiều An, do hai năm liên tiếp bị đình chỉ tuyển sinh nên kể từ năm 2014, trường chỉ còn khoảng 1.000 sinh viên học trên lớp.
Hiện tại, cơ sở Chế Lan Viên dư chỗ để sinh viên học tập. Trong khi đó, tiền thuê cơ sở Nguyễn Trọng Tuyển lên đến hơn 400 triệu/tháng, nếu tiếp tục duy trì trường sẽ rất tốn chi phí trong khi tài chính của trường thu không đủ chi. Vì thế, việc chuyển cơ sở đến cơ sở ở Chế Lan Viên và Nguyễn Trãi là cần thiết để tránh lãng phí, tiết kiệm chi phí cho trường trong khi quyền lợi học tập của sinh viên vẫn đảm bảo.
Mặc dù tháng 6-2014 cơ sở này mới hết hạn thuê nhưng trường đã chủ động đàm phán với chủ nhà để kết thúc thời hạn vào 1-1-2014 và không phải bồi thường hợp đồng.
Trong khi đó, đại diện cho đa số cán bộ nhân viên nhà trường, ông Nguyễn Văn Bắc – Đảng ủy viên, Bí thư chi bộ các khoa – cho rằng sau khi nhận được thông báo chuyển cơ sở, Đảng ủy nhà trường không đồng ý việc chuyển cơ sở với nhiều lý do. Theo đó, cơ sở bên 736 Nguyễn Trãi vẫn chưa được nghiệm thu; người đại diện pháp lý chưa có, nếu xảy ra sự cố gì ở cơ sở mới ai là người chịu trách nhiệm.
Hơn nữa, nhiều tài liệu, nhất là tài liệu về tài chính vẫn chưa được ông Lê Văn Lý bàn giao nên nếu vận chuyển sang nơi khác, rất dễ xảy ra sự cố, khi đó hậu quả sẽ khó lường. Do vậy quan điểm của Đảng ủy là kiên quyết giữ lại cơ sở này.
TS Tạ Thị Kiều An, nguyên là phó hiệu trưởng nhà trường, được cử làm hiệu trưởng tạm quyền theo quyết định do chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH Hùng Vương Đặng Thành Tâm ký ngày 6-8-2013.
Trước đó, ngày 14-6-2013, chủ tịch UBND TP.HCM đã ký quyết định không công nhận hiệu trưởng Trường ĐH Hùng Vương đối với ông Lê Văn Lý.
Ông Lê Văn Lý làm hiệu trưởng Trường ĐH Hùng Vương từ năm 2005 sau ông Cao Xuân Tiến (2001-2004).
Trường ĐH Hùng Vương được thành lập từ năm 1995. Khi đó, hiệu trưởng nhà trường là GS-Ths y khoa Ngô Gia Hy.
Tin, bài liên quan:
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận