21/12/2023 18:44 GMT+7

Dân nghi ngại, Lâm Đồng sẽ thẩm định an toàn trụ đèn đường đèo Prenn Đà Lạt

Liên quan đến việc người dân nghi ngại an toàn của trụ đèn đường đèo Prenn Đà Lạt, Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng cho hay sẽ thẩm định tính an toàn của trụ đèn.

Trụ đèn đường đèo Prenn bắt vào ta luy theo phương ngang - Ảnh: M.V.

Trụ đèn đường đèo Prenn bắt vào ta luy theo phương ngang - Ảnh: M.V.

Có nên làm hộ lan đèo Prenn?

Ngày 21-12, Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng đã có trao đổi với Tuổi Trẻ liên quan đến tính an toàn của trụ đèn đường đèo Prenn Đà Lạt.

Ông Nguyễn Văn Gia, giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Lâm Đồng, cho biết: “Về thiết kế, trụ đèn đường đèo Prenn đảm bảo đúng kỹ thuật và đúng quy định. Tuy nhiên khi thông xe 3km tuyến đường đèo Prenn, đã nhận được phản hồi lo ngại của người dân về an toàn của những trụ đèn đường này. 

Sau khi đoạn đường thông tuyến, các cơ quan chức năng sẽ thẩm định về an toàn của tuyến đường, trong đó sẽ quan tâm đến các trụ đèn đường. Việc thẩm định chuyên môn là cần thiết để tiếp thu ý kiến của người dân và chỉnh sửa nếu cần thiết. Việc đảm bảo an toàn cho người đi đường và dự phòng những trường hợp chẳng may là rất cần thiết”.

Lâm Đồng sẽ thẩm định tính an toàn trụ đèn đường đèo Prenn Đà Lạt

Trao đổi về việc có thể thiết lập những hộ lan ở khu vực có các mố trụ đèn đường, ông Gia cho rằng các giải pháp đều có thể nhưng phải thẩm định và đánh giá tính hợp lý trên tuyến đường. 

“Tôi nhớ có vụ tai nạn ở đèo Bảo Lộc gần đây, xe máy bị ép kẹt vào hộ lan tử vong. Hiện trường rất rõ nếu không có hộ lan thì có thể vụ việc sẽ khác. Cho nên việc hình thành một công trình hành lang đường bộ không thể cảm tính”.

Cần tính toán tính đồng bộ

Có ý kiến cho rằng có thể bắt đèn vào vách ta luy, thay cho trụ đèn, ông Gia nói đó cũng là một giải pháp nhưng đối với một công trình công cộng thì phải tuân thủ theo một quy chuẩn và có tính đồng bộ để tạo điều kiện cho công tác bảo trì sửa chữa về sau. 

"Các phương án người dân góp ý sẽ được tính toán sau khi thẩm định an toàn công trình đường đèo Prenn", ông Gia nói.

Mố trụ đèn đường đèo Prenn Đà Lạt có hình khối lớn gây cảm giác không an toàn - Ảnh: MAI VINH

Mố trụ đèn đường đèo Prenn Đà Lạt có hình khối lớn gây cảm giác không an toàn - Ảnh: MAI VINH

Trước đó, Tuổi Trẻ Online đã thông tin về các trụ đèn đèo Prenn Đà Lạt gây tranh cãi vì... không cắm xuống đất. Theo Ban quản lý dự án giao thông tỉnh Lâm Đồng, cách thiết kế và thi công như nói trên nhằm tránh phát sinh thêm diện tích hành lang dẫn đến mất rừng. Đường đèo Prenn được triển khai ở vị trí hai bên đường đều là rừng phòng hộ.

Đã chuyển đổi hơn 10ha rừng để mở rộng đèo Prenn Đà Lạt

Công trình đường đèo Prenn Đà Lạt dài khoảng 7km, mặt đường được thay đổi từ 7m thành 14m. Mặt bằng để nâng cấp, mở rộng đèo Prenn có diện tích trên 15ha.

Diện tích đất có rừng cần phải chuyển đổi mục đích sử dụng là 10,16ha và đất không có rừng là 4,9ha.

Trụ đèn gây tranh cãi ở đèo Prenn Đà Lạt: Cần bổ sung giải pháp an toàn cho người đi đườngTrụ đèn gây tranh cãi ở đèo Prenn Đà Lạt: Cần bổ sung giải pháp an toàn cho người đi đường

Các trụ đèn đường đèo Prenn Đà Lạt đang khiến dư luận chú ý và tranh cãi khi trụ lồi ra phóng vào tầm mắt người đi đường. Các chuyên gia nói gì?

M.V
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp