22/06/2020 09:37 GMT+7

Dân Mông Cổ tự hào có ít ca mắc COVID-19 nhờ sự che chở của Thành Cát Tư Hãn

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - Đến nay Mông Cổ ghi nhận 206 ca COVID-19, nhưng đều là 'nhập khẩu' và không có ca tử vong nào. Không khí sạch, bữa ăn gồm thịt động vật chăn thả và tinh thần chiến đấu của Thành Cát Tư Hãn được cho là nguyên nhân phía sau.

Dân Mông Cổ tự hào có ít ca mắc COVID-19 nhờ sự che chở của Thành Cát Tư Hãn - Ảnh 1.

Tượng Thành Cát Tư Hãn ở Mông Cổ - Ảnh chụp màn hình SCMP

Báo South China Morning Post (SCMP) ngày 22-6 đăng bài viết về cuộc chiến chống dịch COVID-19 ở Mông Cổ với tiêu đề: "Mông Cổ có ít ca nhiễm virus corona và một số người nói rằng tất cả là nhờ Thành Cát Tư Hãn".

Trung tâm Bệnh truyền nhiễm quốc gia Mông Cổ (NCCD) hôm 21-6 cho biết đến nay nước này ghi nhận tổng cộng 206 ca bệnh COVID-19. Tuy nhiên, tất cả ca nhiễm đều "nhập khẩu", hầu hết từ Nga. Không có ca lây nhiễm trong cộng đồng và không có ca tử vong do COVID-19 nào được ghi nhận ở nước này đến nay, theo Tân Hoa xã.

Nhiều người dân Mông Cổ cho rằng tỉ lệ lây nhiễm thấp như vậy ở nước này là nhờ một số yếu tố như: không khí sạch, những bữa ăn đều đặn gồm thịt và sữa của các động vật chăn thả giữa tự nhiên.

Dân Mông Cổ tự hào có ít ca mắc COVID-19 nhờ sự che chở của Thành Cát Tư Hãn - Ảnh 2.

Hình ảnh Thành Cát Tư Hãn trên phim

Họ cũng tin rằng những yếu tố như các thế hệ người dân làm việc không ngừng nghỉ, cưỡi ngựa, chăn cừu cũng như việc sinh sống giữa điều kiện khắc nghiệt (có lúc -60 độ C nhưng có lúc tới 45 độ C) đã giúp họ khỏe mạnh hơn và chống chọi tốt hơn với dịch bệnh.

Và có lẽ quan trọng nhất, đó chính là di sản của Thành Cát Tư Hãn. Người dân Mông Cổ tin rằng di sản của ông đã giúp họ an toàn, theo SCMP.

Enkh-Ouyn Byambadorj, một pháp sư ở Mông Cổ, cho biết người Mông Cổ sinh sống và ăn uống đơn giản. Họ sống dưới bầu trời xanh và ăn thịt, uống sữa từ các động vật chăn thả. Họ không gặp căng thẳng giống như người dân từ nhiều nước khác.

Mông Cổ với thảo nguyên, người và ngựa - BÌNH AN (Nguồn: National Geographic, YouTube)

Một yếu tố khác chính là sự tự lực của người Mông Cổ, bắt nguồn từ cách sống du mục và từ thời Đế quốc Mông Cổ.

Khi Thành Cát Tư Hãn - nhà quân sự lỗi lạc Mông Cổ - đưa đội quân hùng hậu của ông với hàng trăm ngàn con ngựa băng qua các thảo nguyên và sa mạc, đi tới chiếm những vùng đất khác, họ không thể dựa vào một chính quyền hay lực lượng nào khác để giúp họ và cứu họ lúc khó khăn.

"Khi người phương Tây có vấn đề, họ phải giải quyết vấn đề đó. Còn người Mông Cổ chỉ có thể sống chung với nó. Có thịt thì ăn thịt, không có thứ khác thì họ cũng không cần tới" - bà Enkh-Ouyn Byambadorj nói.

Dân Mông Cổ tự hào có ít ca mắc COVID-19 nhờ sự che chở của Thành Cát Tư Hãn - Ảnh 4.

Chân dung Thành Cát Tư Hãn trong sử liệu

Còn đối với Ukhaanzaya Dorjnamnan, một thầy tu ở Mông Cổ, mọi vấn đề trên thế giới này đều là một loại naga (một con rắn huyền bí trong truyền thuyết) khác nhau.

Ông nói rằng COVID-19 là một con naga rất mạnh, nhưng nó không muốn làm tổn thương người Mông Cổ vì họ sống gần gũi với thiên nhiên.

Ông cũng tin rằng bản thân vùng đất Mông Cổ đã được Thành Cát Tư Hãn ban phúc. "Thành Cát Tư Hãn đã chọn vùng đất này cho chúng tôi vì đây là một vùng đất tốt. Và ngài ấy đã hứa rằng vùng đất này sẽ bảo vệ chúng tôi" - ông nói.

Đội quân của Thành Cát Tư Hãn rất có kỷ luật. Và điều này đã được truyền cho chúng tôi đến hôm nay. Do đó, khi chính phủ ra lệnh đeo khẩu trang và ở tại nhà, người dân đều tuân theo.

Chinburen Jigjidsuren, cố vấn y tế đặc biệt của thủ tướng Mông Cổ

Dân Mông Cổ tự hào có ít ca mắc COVID-19 nhờ sự che chở của Thành Cát Tư Hãn - Ảnh 6.

Tượng Thành Cát Tư Hãn

Còn bác sĩ Chinburen Jigjidsuren, một cố vấn y tế đặc biệt cho thủ tướng Mông Cổ, cho biết việc chính quyền truyền đạt rõ ràng cho người dân về dịch bệnh đã giúp họ nắm bắt thông tin và ngăn chặn sự hoảng sợ.

Xưa kia Thành Cát Tư Hãn đã phát triển các hệ thống liên lạc hiệu quả cho phép ông nhanh chóng truyền tin từ bên này sang bên kia phần lãnh thổ của Đế quốc Mông Cổ.

"Ngày nay chúng tôi đã làm điều tương tự như thời Thành Cát Tư Hãn. Các thông điệp của chính phủ từ thủ đô Ulaanbaatar nhanh chóng được truyền tới các cư dân du mục ở những tỉnh xa xôi" - ông Chinburen Jigjidsuren nói.

Bác sĩ Chinburen tin rằng tất cả biện pháp hạn chế và quy định về đeo khẩu trang ở Mông Cổ đã trở nên hiệu quả vì người dân nghe theo.

Dân Mông Cổ tự hào có ít ca mắc COVID-19 nhờ sự che chở của Thành Cát Tư Hãn - Ảnh 7.

Thành Cát Tư Hãn trên phim ảnh

Với tài năng và những con chiến mã - vua trên các thảo nguyên lúc bấy giờ, năm 1206, Thành Cát Tư Hãn đã kết thúc hàng thế kỷ giao tranh và thống nhất các bộ lạc ở vùng Đông Bắc Á.

Vị khả hãn Mông Cổ này đã chinh phục gần 31 triệu km2 lãnh thổ, xẻ một đường táo bạo xuyên qua châu Á, Trung Đông và châu Âu gieo rắc sự khiếp sợ. Tuy nhiên, đến năm 1368, Đế quốc Mông Cổ chính thức tan rã.

Khám phá một Mông Cổ yêu du mục của Thành Cát Tư Hãn Khám phá một Mông Cổ yêu du mục của Thành Cát Tư Hãn

TTO - Những thảo nguyên bạt ngàn, những con người lang bạt, những đàn ngựa xông pha sương gió đã hòa quyện vào nhau để tạo nên một bức tranh du mục đủ đầy và hấp dẫn ở xứ Mông Cổ.

BÌNH AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp