Với tình yêu dành cho bóng đá, người cha đã đặt tên hai con là Nguyễn Pê Lê và Nguyễn La Tô - Ảnh: Quang Định |
Mới đây, trong dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Tư pháp đưa ra đề xuất về việc hạn chế độ dài họ tên của một người không được vượt quá 25 chữ cái…
Theo đó, với độ dài hạn chế đồng nghĩa tên của mỗi người tương đương khoảng 5 chữ.
Họ tên là quyền nhân thân
Đề xuất này ngay lập tức tạo nên “bão” tranh luận gay gắt. Nhiều người ủng hộ nhưng phần đông lại không đồng tình.
Bạn đọc Thu Hoài cho rằng: “Tên dài sẽ gây khó khăn khi làm thủ tục giấy tờ, mỗi lần viết tên cũng sẽ mất nhiều thời gian”.
Cùng ý kiến, anh Minh Tâm (Q.11, TP.HCM) nhận định: “Một người tên dài dễ mất thiện cảm với người đối diện vì khó đọc trọn vẹn cả họ lẫn tên. Tên càng dài thì khi in ấn, soạn thảo văn bản càng dễ bị sai sót, chưa kể tên dài sẽ trở thành “kì dị” khi đứng trong một danh sách toàn những tên ngắn gọn”.
“Họ tên là niềm hạnh phúc mà cha mẹ tặng cho mỗi người, là quyền nhân thân không thể hạn chế”- bạn đọc Linh Nga cho ý kiến về đề xuất hạn chế độ dài họ tên của Bộ Tư pháp.
Anh Hoàng Lam (TP. Bến Tre, tỉnh Bến Tre) cho rằng: “Đặt họ tên cho con là quyền riêng tư của mỗi người, không thể can thiệp vào được. Cha mẹ dành tình cảm cho con thế nào sẽ thể hiện qua họ tên của con theo ý họ”.
Một bạn đọc ngụ Q.8, TP.HCM nói: “Họ tên là quyền nhân thân của người dân không thể nào hạn chế được. Việc đặt tên dài cũng không ảnh hưởng gì tới an ninh xã hội. Dài hay ngắn là do sự cân nhắc của gia đình, người thân”.
Bạn Hồng Trâm (ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG TP.HCM) khẳng định: “Bản thân cha mẹ khi muốn đặt tên cho con cũng sẽ suy nghĩ đến tương lai của nó nên không nhất thiết phải có quy định như vậy”.
Hiến pháp không hạn chế độ dài họ tên
Luật sư Bùi Quang Nghiêm - phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM cho biết: “Hiến pháp nước ta quy định đảm bảo quyền tự do của công dân trong việc lựa chọn tên họ để khai sinh. Hiến pháp không quy định tên phải như thế nào là đúng. Việc quy định độ dài của tên hoặc đặt tên phù hợp thuần phong mỹ tục thuộc lĩnh vực hộ tịch và văn hóa.”.
>> Luật sư Bùi Quang Nghiêm
Luật sư Huỳnh Phước Hiệp (Đoàn Luật sư TP.HCM) đồng tình: “Hiện tại, Hiến pháp Việt Nam không quy định về độ dài họ tên. Nếu quy định, độ dài họ tên từ 25 chữ cái trở xuống sẽ ảnh hưởng đến quyền nhân thân của công dân”.
Ông Hiệp cho rằng, đối với một người, họ sẽ hạnh phúc với cái tên họ được đặt hoặc họ đặt cho con họ. Vì vậy, các cơ quan soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật không nên hạn chế độ dài họ tên để trách trường hợp có nhiều người muốn đặt tên theo ý nguyện lại không được, chẳng hạn quá một chữ cái cũng không cho thì ảnh hưởng đến quyền nhân thân.
>> Luật sư Huỳnh Phước Hiệp
Vì họ tên “đặc biệt” nên giấy phép lái xe xuất hiện trên hầu khắp các trang mạng xã hội |
Tên dài chưa chắc tốt
Luật sư Bùi Quang Nghiêm cho rằng quy định hạn chế độ dài họ tên cũng có phần hợp lý vì một cái tên không phù hợp với quan niệm thẩm mĩ, văn hóa chung của số đông chắc chắn sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất của một người nhưng tinh thần của cá nhân đó sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Về mặt quản lý, nếu tên dài quá sẽ không phù hợp với những mẫu sổ sách của nhà trường, các bằng cấp, giấy tờ hành chính. Tất cả giấy tờ hầu hết đều có mẫu chung, nếu tên dài quá, phông chữ có thể bị ảnh hưởng, nội dung sẽ bị lệch, không theo khuôn mẫu.
>> Luật sư Bùi Quang Nghiêm
Luật sư Bùi Quang Nghiêm cũng cho rằng: “Cha hoặc mẹ đặt tên cho con, ai nấy cũng mong muốn những điều tốt đẹp nhất. Cái tên đẹp là cái tên đơn giản và phù hợp với văn hóa, thuần phong mỹ tục xã hội Việt Nam. Nếu như phức tạp quá sẽ dễ phát sinh những khó khăn”.
>> Luật sư Bùi Quang Ngiêm
Luật sư Hiệp cho biết, từ trước đến nay chưa từng xảy ra sự cố quản lý đối với những cá nhân có họ tên quá dài. Tuy nhiên, nếu đặt tên quá dài cũng có cái thiệt, đơn cử khi nhìn vào giấy tờ tùy thân, sẽ thấy toàn chữ viết tắt thay vì cái tên đẹp đẽ ban đầu.
>> Luật sư Huỳnh Phước Hiệp
Hãy để người dân tự cân nhắc
Tiến sĩ (TS) Lý Tùng Hiếu - giảng viên chính khoa Văn hóa học (ĐH KHXH&NV -ĐHQG TP.HCM) cho biết, ở nước ta, mỗi tộc có cách đặt họ tên khác nhau tùy thuộc vào chế độ phụ hệ hay mẫu hệ, tùy thuộc vào tộc người đó.
Họ tên của mỗi người mang ý nghĩa tốt đẹp nhưng cũng có thể không mang bất kì ý nghĩa gì mà chỉ mang tính biểu tượng, thậm chí có những họ tên rất xấu được cha mẹ đặt để trẻ tránh khỏi những rủi ro từ quỷ thần.
>> TS. Lý Tùng Hiếu
Bao đời nay, việc đặt tên là tự do và tùy vào phong tục, văn hóa của mỗi tộc người. TS. Hiếu cho rằng: “Hãy để người dân tự chọn họ tên của họ. Có chăng, pháp luật nên có thêm những điều khoản phụ nhằm khuyến khích việc đặt tên như thế nào là phù hợp”.
Ông Hiếu nhấn mạnh: “Không thể tước quyền quyết định của cha mẹ đối với họ tên con của họ. Đối với môt số tộc người, họ không hạn chế độ dài họ tên nhưng để thuận tiện về mặt giấy tờ chẳng ai đặt tên con nhiều ký tự”.
TS. Hiếu cho biết thêm, nhiều trường hợp như dòng dõi quý tộc châu Âu, quý tộc, danh nhân ở Ả rập, đặt tên con theo kiểu nối tiếp với tên cha, tên ông, tên cố,…điều đó cũng không ảnh hưởng gì đến quản lý nhà nước và phát triển kinh tế.
>> TS Lý Tùng Hiếu
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận