05/09/2019 06:00 GMT+7

Đan Mạch trở thành quốc gia đầu tiên cấm ‘hóa chất vĩnh cửu’

MINH HẢI (THEO CNN)
MINH HẢI (THEO CNN)

TTO - Hóa chất Polyfluoroalkyl (PFAS) có liên quan đến ung thư, bệnh thận, tăng cholesterol và giảm khả năng sinh sản thường sử dụng trong sản xuất bao bì thực phẩm sẽ bị cấm sử dụng ở Đan Mạch bắt đầu từ năm tới.

Đan Mạch trở thành quốc gia đầu tiên cấm ‘hóa chất vĩnh cửu’ - Ảnh 1.

PFAS là tên của nhiều hóa chất tổng hợp có liên kết bền vững. Không thể phân hủy trong môi trường và trong cơ thể chúng ta, như PFOS, PFOA và GenX - Ảnh minh họa: Ensia

Hóa chất PFAS, đôi khi được gọi là "hóa chất vĩnh cữu" vì chúng không bị phân hủy trong môi trường tự nhiên, thường được sử dụng làm chất nhuộm trong ngành dệt may, giấy, hoặc sản xuất bao bì chống thấm cho các thực phẩm như bánh mì kẹp thịt và bánh ngọt.

Hầu hết quốc gia trên thế giới đều nhận thức được điều đó nhưng vì nhiều lý do nên mới chỉ dừng ở mức "khuyến cáo, hạn chế" hoặc "cảnh báo" ít sử dụng. Đan Mạch sẽ là quốc gia đầu tiên trên thế giới thực hiện quy định cấm hoàn toàn việc sử dụng hóa chất này.

Từ năm 2020, một số sản phẩm tiêu dùng tại Đan Mạch như túi giấy nướng bánh sẽ được sản xuất mà không cần bất kỳ PFAS nào.

"Tôi không muốn chấp nhận những rủi ro sức khỏe từ hóa chất PFAS khi nó di chuyển từ bao bì và vào thực phẩm. Những chất này nguy hại cho sức khỏe đến mức chúng ta không thể ngồi chờ đợi phán quyết từ Liên minh châu Âu", Bộ trưởng Thương mại và Hợp tác phát triển Đan Mạch Mogens Jense phát biểu trong một tuyên bố hôm 2-9.

Đan Mạch trở thành quốc gia đầu tiên cấm ‘hóa chất vĩnh cửu’ - Ảnh 2.

Chính phủ Đan Mạch cho biết họ có thể tiếp tục sử dụng giấy tái chế để đóng gói, nhưng phải đảm bảo hợp chất PFAS không di chuyển vào thực phẩm - Ảnh minh họa: Science

Trước quyết định này, các chuyên gia khoa học, y tế đều bày tỏ sự ủng hộ của mình. "Chúng tôi chúc mừng Đan Mạch đã tiên phong trong việc sản xuất thực phẩm lành mạnh hơn và hy vọng điều này sẽ lan rộng trên khắp EU, Mỹ và toàn thế giới", Arlene Blum tại Đại học California (Mỹ) nói.

Trong khi đó, Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu cho biết họ đang đánh giá lại những tiềm ẩn sức khỏe của hóa chất này đối với sức khỏe con người.

Hóa chất PFAS được sử dụng từ ​​những năm 1940 trong các sản phẩm phủ Teflon chống dính, vết bẩn và chất chống thấm nước; sản xuất sơn, sản phẩm tẩy rửa, bao bì thực phẩm và bọt chữa cháy.

Những hóa chất này có thể dễ dàng bay vào không khí, lẫn trong bụi, thức ăn, đất và nước. Con người cũng tiếp xúc với chúng thông qua bao bì thực phẩm và nhiều sản phẩm công nghiệp khác.

Các nghiên cứu trước đây phát hiện PFAS có những tác động bất lợi, gồm tổn thương gan, bệnh tuyến giáp, giảm khả năng sinh sản, cholesterol cao, béo phì, ức chế hormone và ung thư. 

Cơ quan Thú y và Thực phẩm Đan Mạch cho biết các chất này rất khó phân hủy trong môi trường và một số chất này tích tụ ở người và động vật.

MINH HẢI (THEO CNN)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp