05/08/2015 17:57 GMT+7

Đàn heo tại “lò” mổ lậu dương tính với chất cấm

HOÀNG LỘC
HOÀNG LỘC

TTO - Theo Cơ quan thú y, đến khi nào kết quả giám định cho thấy đàn heo không còn dương tính với chất cấm (thuốc gây mê an thần) thì mới cho phép chủ lò giết mổ heo.

Heo sau khi tiêm thuốc Prozil nằm la liệt, ngủ li bì

Ngày 5-8, ông Khương Trần Phúc Nguyên - trưởng phòng thanh tra chuyên ngành thú y (Chi cục Thú y TP.HCM) cho biết đã có kết quả xét nghiệm đợt 1 đối với đàn heo tại cơ sở giết mổ lậu của (tổ 11, ấp 1, xã Đông Thạnh, Hóc Môn).

Mẫu xét nghiệm cho thấy đàn heo dương tính với chất cấm (thuốc an thần).

Trước đó, ngày 29-7 trạm thú y Hóc Môn phối hợp với Đội quản lý thị trường Hóc Môn, UBND xã Đông Thạnh kiểm tra tại “lò” giết mổ trái phép của ông Tiến phát hiện một lọ thuốc Prozil (thuốc an thần, gây mê), một ống tiêm.

Tại chuồng có 22 con heo đều có hiện tượng mệt mỏi, ngủ li bì. Ông Tiến khai nhận, mỗi ngày ông giết mổ sáu con heo không kiểm dịch và đều tiêm thuốc Prozil liều lượng 0,2 - 0,5ml/con trước khi giết mổ.

Theo ông Nguyên, do xét nghiệm ban đầu cho ra kết quả dương tính nên bước tiếp theo Chi cục Thú y TP.HCM sẽ tiếp tục lấy mẫu gửi cơ quan trung gian định lượng đến khi nào kết quả xét nghiệm cho ra âm tính thì đàn heo trên mới được giết mổ, tiêu thụ bình thường.

“Có những mẫu xét nghiệm lần thứ 2 cho ra kết quả âm tính, nhưng có nhiều mẫu do hàm lượng chất cấm cao nên phải xét nghiệm đến lần thứ 5 mới hết. Điển hình trong tháng 7, chúng tôi xét nghiệm một mẫu heo có nguồn gốc từ Đồng Nai dương tính với chất cấm, phải xét nghiệm đến lần thứ 4 mới cho ra kết quả âm tính”, ông Nguyên nói.

Không thể xử lý hình sự hành vi tiêm thuốc cấm cho heo

Liên quan bài viết “” (Tuổi Trẻ ngày 4-8 đã phản ánh), ông Khương Trần Phúc Nguyên cho biết rất khó xử lý hình sự các chủ cơ sở này vì luật không quy định.

Theo đó, quy định chỉ cho phép xử phạt hành chính từ 5-6 triệu đồng với hành vi vi phạm cố tình đưa nước hoặc chất khác vào động vật trước hoặc sau khi giết mổ.

“Đối với hành vi vi phạm này, theo quy định buộc phải chuyển đổi mục đích sử dụng làm thức ăn chăn nuôi.

Tuy nhiên, trên thực tế đối với sản phẩm qua giết mổ chủ hàng thường xin hủy, còn với heo sống chủ cơ sở chỉ cần để cho heo thải hết chất cấm dưới sự giám sát của cán bộ thú y là có thể giết mổ.

Trong trường hợp này chỉ có thể ràng buộc chủ cơ sở khi xảy ra phát sinh dịch bệnh, heo chết…”, ông Nguyên phân tích.

Theo ông Nguyên, sở dĩ hồ sơ vi phạm sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, giết mổ chỉ có thể xử phạt hành chính, đình chỉ hoạt động… mà không thể chuyển qua cơ quan điều tra truy cứu trách nhiệm hình sự một mặt do luật không quy định, mặt khác cơ quan chức năng khó chứng minh hành vi trên gây thiệt hại (chết người, bệnh tật…) cho người sử dụng.

HOÀNG LỘC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp