● Ngày 24-5, nhiều khu vực ở Hà Nội bị ngừng cấp nước
Phóng to |
Bà Vân cho hay cách đây nửa tháng khi đi tập thể dục buổi sáng qua ngõ này, nhìn thấy nước sạch chảy ngập đường bà đã gọi điện đến đường dây nóng của Xí nghiệp nước sạch Ba Ðình, nhưng nhân viên trực tổng đài nói khu vực này không do xí nghiệp quản lý. Sau đó, bà Vân gọi điện đến Xí nghiệp nước sạch Q.Hoàn Kiếm và nơi đây hứa sẽ cho nhân viên xuống kiểm tra. Thế nhưng, đến nay sự cố này chưa được khắc phục, nước sạch vẫn chảy ra đường.
Cùng ngày, một nhân viên trực đường dây nóng của Xí nghiệp nước sạch Ba Ðình thừa nhận đường ống dẫn nước sạch khu vực ngõ 34A Trần Phú thuộc quản lý của xí nghiệp này. Xí nghiệp đã nhận được thông tin đường ống bị vỡ và đã cho người đi kiểm tra cách đây hai tuần. Theo ông Ðiền - phụ trách đội công nhân kiểm tra, khi đào đường ống lên kiểm tra thì không phát hiện đường ống bị vỡ. "Còn nước tràn ra như người dân phản ảnh chúng tôi đã mang đi thử nghiệm thì đó là nước thải bẩn"- ông Ðiền nói.
* Công ty Nước sạch Hà Nội cho biết từ 6g - 17g ngày 24-5, khu vực các phường Trần Phú, Lĩnh Nam, Vĩnh Hưng, Thanh Trì, Hoàng Văn Thụ (Q.Hoàng Mai); các phường Minh Khai, Vĩnh Tuy, Thanh Nhàn (Q.Hai Bà Trưng) và các phường Phương Mai, Trung Tự, Khương Thượng (Q.Ðống Ða) sẽ bị mất nước hoặc nước rất yếu. Nguyên nhân là do Công ty Ðiện lực Hoàng Mai có kế hoạch cắt điện tại Nhà máy nước Nam Dư để sửa chữa, cải tạo lưới điện. Công ty Nước sạch Hà Nội khuyến cáo người dân, các cơ quan, tổ chức, tập thể dự trữ và sử dụng nước sạch tiết kiệm.
Thi công dang dở gây ngập đường “Công trình thi công tuyến đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi, đoạn qua khu phố 6, P.4, Q.Gò Vấp (TP.HCM) bị bỏ dở hai tháng nay khiến đoạn đường này ngập nặng” - một bạn đọc phản ảnh ngày 22-5.
Đoạn đường trên ngập nước kéo dài khoảng 100m, bốc mùi hôi thối (ảnh). Mặt đường được khoét sâu xuống khoảng 2m, đất xung quanh bị sạt lở. Chị Đàm Thị Thanh Tuyền, một người dân trong khu vực, than thở: “Đường ngập nước khiến tối đến là muỗi bay vào nhà dân dày đặc. Tôi mua bình thuốc xịt muỗi về xịt được một tuần là hết”. Ông Nguyễn Ngọc Quý, cán bộ UBND P.4, Q.Gò Vấp, cho biết phường đã nhận được đơn phản ảnh của người dân. Ngày 22-5, phường đã gửi văn bản kiến nghị quận đốc thúc ban quản lý dự án tiếp tục thi công dự án nói trên để khắc phục sự cố ngập đường. “Trước mắt phường sẽ đề nghị Trung tâm Y tế dự phòng quận phun thuốc diệt muỗi tại khu vực ngập trên” - ông Quý nói. Lại rải đinh trên cầu Cần Thơ
Chiều 22-5, ông Phan Quang Dự - giám đốc Công ty TNHH một thành viên Quản lý và khai thác cầu Cần Thơ - cho biết sau một thời gian tạm lắng, hai ngày qua nạn rải đinh tái diễn trên cầu Cần Thơ. Theo ông Dự, trước đó công ty đã làm việc và báo cáo tình hình với công an Vĩnh Long và Cần Thơ nhưng trong ngày 21-5, lượng đinh rải trên cầu Cần Thơ vẫn rất nhiều. Cũng theo ông Dự, hiện lực lượng bảo vệ cầu Cần Thơ kiêm luôn việc đi lượm đinh hằng ngày để đảm bảo an toàn giao thông cho người đi đường. Theo ghi nhận của chúng tôi, khoảng 6g30 ngày 22-5, một nữ sinh viên Đại học Cần Thơ đi xe máy lên dốc cầu Cần Thơ đã cán đinh phải quay lại. Một bảo vệ cầu Cần Thơ cho biết đi vài chục bước là có đinh hoặc bù lon, vật nhọn trên mặt cầu Cần Thơ. Trong khi đó hai phía dốc cầu Cần Thơ vẫn còn nhiều điểm vá xe lưu động. Trước đó, lãnh đạo UBND TP Cần Thơ và UBND tỉnh Vĩnh Long đã chỉ đạo công an hai địa phương tuần tra, xử lý triệt để nạn “đinh tặc” trên cầu Cần Thơ. Đèn đường không sáng
Một bạn đọc phản ảnh: “Hơn một năm nay, đại lộ Võ Văn Kiệt, đoạn từ chân cầu Rạch Cây đến ngã tư Hồ Học Lãm (Q. Bình Tân, TP.HCM) không có đèn đường khiến xảy ra nhiều vụ cướp giật”. Thực tế cho thấy gần 2km đường trên đại lộ Võ Văn Kiệt không sáng đèn. Dọc đoạn đường này có đặt biển cảnh báo: “Cảnh giác nơi tối vắng”. Theo ông Lê Văn Mùi - trưởng phòng kế hoạch - hành chính Khu Quản lý giao thông đô thị số 1, đèn đường không sáng có thể do kẻ trộm cắt dây cáp. Ông Mùi hứa sẽ cho kiểm tra và khắc phục sớm để giúp sáng đèn trên đoạn đường này.
Người dân xã Vĩnh Lương, TP Nha Trang (Khánh Hòa) rất bức xúc trước tình trạng bãi rác Rù Rì ở thôn Lương Hòa, xã Vĩnh Lương quá tải từ nhiều năm nay có thể ảnh hưởng đến khu dân cư. Ông Nguyễn Phụng Hoàng, phó chủ tịch UBND xã Vĩnh Lương, lo ngại: “Bãi rác nằm trên núi, nếu mưa lớn thì tình huống bãi rác bị vỡ chảy xuống khu dân cư là điều rất dễ xảy ra. Năm 2008 từng xảy ra vụ vỡ hồ chứa chất thải hầm vệ sinh tại bãi rác tràn về khu dân cư khiến người dân phản ứng rất dữ”. Ông Lương Khánh Thuận - giám đốc Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Nha Trang - cho biết bãi rác có diện tích 10ha, hiện mỗi ngày có khoảng 300 tấn rác thải tập trung về, chưa kể một lượng lớn xe hút hầm vệ sinh cũng đổ về đây. Vì bãi rác này đã quá tải nên bãi rác mới rộng 24ha nằm trong dự án cải thiện vệ sinh môi trường TP Nha Trang (do Ngân hàng Thế giới tài trợ) đã được đầu tư xây dựng. Công trình khởi công vào tháng 7-2008, dự kiến hoàn thành cuối tháng 5-2011 (bao gồm cả việc lấp bãi rác cũ). Thế nhưng, theo bà Lý Ngọc Dung - giám đốc Ban quản lý dự án cải thiện vệ sinh môi trường TP Nha Trang, chủ đầu tư công trình, đến nay chỉ mới làm được khoảng 40% khối lượng công trình. Hiện liên danh Tổng công ty Nông nghiệp phát triển nông thôn và Công ty TNHH Vật tư thiết bị kỹ thuật hạ tầng được chọn thi công tiếp công trình do nhà thầu cũ không đáp ứng được yêu cầu nên phải cắt hợp đồng vào tháng 5-2011. Dự kiến đến tháng 6-2012 công trình mới bắt đầu khởi công lại và sẽ hoàn thành sau 18 tháng. Trong khi chờ bãi rác mới, bãi rác cũ dù đang trong tình trạng vô cùng nguy hiểm vẫn phải nhận rác. “Chúng tôi phải làm văn bản đề nghị UBND tỉnh cho phép mở rộng bãi rác cũ thêm 3ha đất trống ở phía sau để rác tiếp tục tập kết về đây, trong khi chờ bãi rác mới hoàn thành” - ông Thuận nói. Một số ngư dân Đà Nẵng phản ảnh họ chưa nhận đủ số tiền dầu được hỗ trợ theo quyết định 48 của Thủ tướng Chính phủ. Ngư dân Lê Đây (tổ 32, phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà) cho biết ông chỉ mới nhận 18 triệu đồng hỗ trợ dầu, số tiền 90 triệu đồng của năm chuyến đi biển còn lại trong hai năm 2010 và 2011 đến nay vẫn chưa nhận được. Ngư dân Đặng Văn Cu (tổ 37 phường Nại Hiên Đông) chỉ mới nhận được 75 triệu đồng trong tổng số 150 triệu đồng hỗ trợ đi biển. Theo các ngư dân, lẽ ra 38 chủ tàu cá xa bờ tại Đà Nẵng sẽ nhận được tiền hỗ trợ từ 228 chuyến đi biển trong hai năm 2010 và 2011, tuy nhiên ngày 14-4 UBND TP Đà Nẵng lại có quyết định hỗ trợ tổng số tiền là 5,1 tỉ đồng, chỉ tương đương với 179 chuyến đi biển. Ông Hồ Phó, phó giám đốc Sở NN&PTNN Đà Nẵng, xác nhận ngư dân Đà Nẵng không nhận đủ số tiền hỗ trợ dầu đi biển là có thật. Tuy nhiên, ông giải thích: ngư dân được phép gộp hai chuyến biển làm một để nhận được hỗ trợ nhưng nếu không đủ 15 ngày trở lên thì sẽ không nhận được tiền. Ngoài ra, trong thời gian hoạt động trên biển, nhiều ngư dân không đảm bảo liên lạc hằng ngày với lực lượng biên phòng nên không xác định được vị trí, phạm vi đánh bắt hải sản của họ. Bên cạnh đó, một số tàu cá đã quá thời hạn đăng kiểm khi đang hoạt động trên biển nên cũng không nhận được tiền hỗ trợ vì không hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý. Những trường hợp này sẽ không nhận được tiền dầu hỗ trợ vì không đáp ứng được các điều kiện theo quyết định 48 ban hành.
Nhiều bạn đọc phản ảnh quốc lộ 1A, đoạn qua huyện Bến Lức (Long An) có nhiều đoạn bong tróc rất nguy hiểm. Đơn vị thi công trải nhựa nóng, sau đó tiếp tục rải đá dăm lên khiến đường đầy bụi khi trời nắng và rất trơn trượt khi mưa. Một số đoạn mới sửa chữa thảm đá nhưng mặt đường đã bong tróc tạo ổ gà, chất lượng mặt đường rất kém, có nguy cơ gây tai nạn cho người đi đường. Ông Lưu Đình Khẩn, giám đốc Sở GTVT tỉnh Long An, cho biết từ khi đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương thu phí thì xe tải nặng đổ dồn về QL1A nên mặt đường xuống cấp nhanh. Tổng cục Đường bộ đã cho sửa chữa đoạn qua địa bàn huyện Bến Lức, nhưng do thiếu kinh phí, không thể thảm mặt đường bằng bêtông nhựa nóng được. Đơn vị thi công sẽ cho lu lèn để mặt đường bằng phẳng. *Đường Vĩnh Hưng - Khánh Hưng (Long An) đoạn từ thị trấn Vĩnh Hưng đến kênh Cái Cỏ mới khánh thành, đưa vào sử dụng ngày 29-4 nhưng hiện đã hư hỏng phải giặm vá nhiều chỗ. Việc giặm vá cũng bằng hình thức đổ dá dăm lên mặt đường, gây nguy hiểm cho người chạy xe gắn máy.
Dải phân cách trên QL1A, đoạn qua tỉnh Vĩnh Long có nhiều đoạn bị người dân đập phá để tạo lối đi cho xe máy. Một số hộ dân ở huyện Tam Bình cho rằng dải phân cách quá dài, muốn quay đầu xe phải chạy một đoạn rất xa nên một số người lén đập một đoạn vừa cho xe máy chạy qua (ảnh). Hiện tại dải phân cách gần các đầu cầu Phú An, Mù U, Rạch Mút ở huyện Tam Bình có nhiều chỗ bị đập phá. Ông Võ Văn Quan, trưởng Phòng quản lý giao thông và đầu tư, Sở Giao thông vận tải Vĩnh Long, cho biết sở đã nhiều lần kiến nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét bố trí các dải phân cách lại cho hợp lý. Trong thời gian chờ bộ có hướng giải quyết cụ thể, sở yêu cầu người dân không được tùy tiện đập phá dải phân cách, gây ra những “điểm đen” về tai nạn giao thông. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận