Đồng thời, PVFCCo đã mạnh tay đầu tư nhiều dự án trọng điểm sử dụng công nghệ hiện đại với mục tiêu trở thành doanh nghiệp lớn sản xuất kinh doanh phân bón, hóa chất với công nghệ cao trong khu vực Đông Nam Á.
Chủ động đột phá thị trường
Theo các chuyên gia, 20 năm trước VN phải nhập khẩu đến 90% lượng phân đạm - một trong ba loại phân bón chính cho cây trồng - khiến nước ta phụ thuộc quá nặng vào nguồn cung ngoại nhập, chịu ảnh hưởng của mọi biến động bất lợi trên thị trường phân bón quốc tế, và tiêu tốn một lượng ngoại tệ không nhỏ.
Dấu mốc tấn Đạm Phú Mỹ thứ 10 triệu đưa ra thị trường vào ngày 15-07-2017 của công ty đánh dấu sự khẳng định vị thế phân bón trong nước so với phân bón ngoại nhập - Ảnh: CTV |
Lúc đó, bài toán được đặt ra cho ngành nông nghiệp: làm sao để đảm bảo an ninh nông nghiệp, an ninh lương thực, tận dụng lợi thế sẵn có của nước nông nghiệp để trở thành cường quốc xuất khẩu nông sản… trong khi nguồn cung phân bón lại phụ thuộc, thị trường thiếu ổn định.
Dù trong bối cảnh đất nước còn gặp nhiều khó khăn nhưng một quyết sách dũng cảm được Đảng và Chính phủ đưa ra là giao cho ngành dầu khí xây dựng nhà máy sản xuất phân đạm đầu tiên từ khí để đảm bảo chủ động nguồn cung urê trong nước.
Theo đó, năm 2001, dự án Nhà máy Đạm Phú Mỹ với tổng vốn đầu tư lên đến gần 400 triệu USD được khởi công xây dựng. Nhà máy sử dụng công nghệ hiện đại của Haldor Topsoe (Đan mạch, sản xuất Amoniac) công nghệ của Snamprogetti (Italia, sản xuất urê) với công suất 740.000 tấn urê/năm (và được nâng lên 800.000 tấn/năm từ năm 2010).
Sau 3 năm khẩn trương xây dựng, cuối năm 2004, Nhà máy được khánh thành, Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí, tiền thân của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí hiện giờ (PVFCCo) là đơn vị quản lý, vận hành và chỉ sau một năm, các cán bộ, kỹ sư của PVFCCo đã hoàn toàn làm chủ việc vận hành, bảo dưỡng Nhà máy mà không phải thuê chuyên gia nước ngoài.
Suốt 13 năm qua Nhà máy Đạm Phú Mỹ với hệ thống máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại và hết sức phức tạp vẫn luôn hoạt động ở công suất cao, đạt và vượt công suất thiết kế một cách an toàn và ổn định.
Bên cạnh đó, sản phẩm Đạm Phú Mỹ nhanh chóng được cung ứng và “đột phá”, chiếm lĩnh thị trường, góp phần lớn trong bình ổn thị trường phân đạm, bảo đảm cho sản xuất nông nghiệp bền vững.
Đồng thời, với phương châm cung ứng phân bón chất lượng cao cùng kỹ thuật sử dụng khoa học, hợp lý, hàng năm, PVFCCo đều đặn tổ chức hàng ngàn cuộc Hội thảo, toạ đàm, mô hình trình diễn, cung cấp thông tin nông nghiệp cho bà con nông dân cả nước.
Do đó, mặc dù mức độ cạnh tranh trên thị trường urê hiện nay rất cao vì cả nguồn cung nội địa và quốc tế đều dư thừa nhưng hàng năm sản lượng Đạm Phú Mỹ sản xuất ra đều được thị trường tiêu thụ hết và luôn chiếm khoảng gần 40% thị phần phân đạm cả nước.
Đầu tư hàng loạt dự án với công nghệ hiện đại
Mục tiêu chiến lược của PVFCCo là đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trường phân phối phân bón, hóa chất ra các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. Hiện PVFCCo đang tập trung triển khai dự án đầu tư trọng điểm là Tổ hợp Xưởng NH3 mở rộng – Nhà máy sản xuất NPK Phú Mỹ với tổng mức đầu tư gần 5.000 tỷ đồng.
Đạm Phú Mỹ thường xuyên tổ chức các buổi toạ đàm giải đáp thắc mắc, tư vấn bà con sử dụng phân bón, canh tác đúng cách, hiệu quả. Trong ảnh: Tọa đàm canh tác bền vững cho cây cà phê cây tiêu ở Tây Nguyên. Ảnh: CTV |
Tổ hợp dự án này sẽ nâng công suất xưởng sản xuất NH3 hiện tại của Nhà máy đạm Phú Mỹ thêm 90.000 tấn/năm (tăng khoảng 20% công suất hiện có) và xây dựng nhà máy sản xuất 250.000 tấn NPK/năm bằng công nghệ hóa học của hãng Incro SA (Tây Ban Nha) - công nghệ hiện đại nhất hiện nay.
Dự án được triển khai trong điều kiện nhu cầu thị trường NPK trong nước mỗi năm cần hơn 4 triệu tấn nhưng sản phẩm chất lượng cao, sử dụng công nghệ hiện đại mới chỉ đáp ứng khoảng 5 - 10%.
Khởi công dự án từ năm 2015 và triển khai theo đúng tiến độ, hiện đã hoàn thành công tác chuẩn bị chạy thử vào quý 3-2017 và dự kiến ra sản phẩm thương mại đầu năm 2018, sẽ giúp PVFCCo có bước phát triển đột phá mới với doanh thu tăng thêm khoảng hơn 4.000 tỷ đồng/năm và lợi nhuận thêm khoảng 700 tỷ đồng/năm.
Với những thế mạnh đó, mới đây PVFCCo với sản phẩm chủ lực là Đạm Phú Mỹ năm thứ hai liên tiếp và là doanh nghiệp duy nhất trong ngành phân bón được tạp chí Forbes VN đánh giá là một trong 40 thương hiệu công ty có giá trị lớn nhất VN. PVFCCo đang vững vàng tiến tới các mục tiêu mới trên con đường phát triển của mình.
Dành hơn 800 tỷ cho hoạt động xã hội Từ khi thành lập đến nay, PVFCCo đã liên tục triển khai hàng loạt các chương trình an sinh xã hội, hoạt động "uống nước nhớ nguồn" trên khắp cả nước. Ðến nay PVFCCo đã giải ngân hơn 800 tỷ đồng để xây dựng hàng chục nghìn căn nhà Ðại đoàn kết; hàng trăm công trình trường học, trạm y tế, nhà tình nghĩa, đền ơn đáp nghĩa…
Tháng 7-2017, Công đoàn và Hội Cựu chiến binh PVFCCo sẽ thực hiện hàng loạt các hoạt động thiết thực nhằm kỷ niệm Ngày Thương binh - liệt sĩ như trao quà tặng các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các thương binh, gia đình liệt sĩ khó khăn… Thông qua các chương trình an sinh xã hội, PVFCCo đã trở thành một hình ảnh thương hiệu nhân văn và hình thành sợi dây tình cảm gắn bó với người nông dân cả nước. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận