Theo các nhà hải dương học, trong vòng bốn thập kỷ, các dải san hô biến mất một cách nhanh chóng. Hiện tại, tỉ lệ phủ san hô chỉ còn khoảng 8%, giảm mạnh so với tỉ lệ 50% trong những năm 1970.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiện tượng này là do các vấn đề về môi trường, bao gồm việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên nơi đây, gây ô nhiễm biển và thay đổi khí hậu. Các dải san hô ngầm rất dễ bị tổn hại và chết sớm nếu nhiệt độ nước biển vượt quá mức bình thường. Ngoài ra chất thải từ các con tàu, việc đánh bắt cá quá mức cũng là những nguyên nhân trực tiếp khiến các dải san hô ngày càng thu hẹp.
Phóng to |
Phóng to |
Các nhà môi trường cảnh báo nếu thế giới không có những biện pháp tức thời để bảo vệ vùng san hô này thì sẽ chẳng còn dải san hô ngầm nào tại vùng biển Caribbean. Theo Viện Nghiên cứu tài nguyên thế giới, đến năm 2050 toàn bộ san hô ngầm trên thế giới - nơi sinh sống của vô số động thực vật biển - sẽ đứng trước nguy cơ biến mất hoàn toàn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận