04/08/2017 17:42 GMT+7

Đãi ngộ người có công, có nên cộng điểm ưu tiên cho con cháu?

KHÁNH NGỌC
KHÁNH NGỌC

TTO - Câu chuyện cộng điểm ưu tiên cho học sinh vùng khó, con em gia đình có công với Cách mạng và một số đối tượng khác vào mỗi kỳ tuyển sinh Đại học đã được bạn đọc Khánh Ngọc phân tích.

Thí sinh, phụ huynh nhận giấy báo trúng tuyển tại Trường ĐH Kinh tế TP.HCM ngày 2-8 - Ảnh: NHƯ HÙNG

Nhằm góp thêm một góc nhìn về chủ đề này, Tuổi Trẻ Online xin giới thiệu ý kiến sau đây của bạn đọc Khánh Ngọc - một người đang công tác trong ngành giáo dục.

"Chuyện cộng điểm ưu tiên cho học sinh vùng khó, con em gia đình có công với cách mạng và một số đối tượng khác cũng đã được đưa ra tranh luận vào mỗi kỳ tuyển sinh đại học nhưng chưa bao giờ lại nóng như kỳ thi tuyển sinh năm nay.

Bởi vì những điểm ưu tiên đó, có học sinh thi 30 điểm tuyệt đối nhưng vẫn rớt nguyện vọng 1 (một chuyện chưa hề có từ trước đến nay), hay như một học sinh thi đạt 29,15 nhưng trượt đại học Y trong khi có thí sinh thi 25,75 nhờ cộng 3,5 điểm ưu tiên nên đã đậu.

Câu hỏi được mọi người đặt ra nhiều nhất là “cộng điểm ưu tiên như thế đã công bằng chưa? Và có nên cộng điểm ưu tiên hay không?”.

Chính sách ưu đãi với học sinh ở vùng còn khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo; đối với con thương binh, liệt sĩ, có công với cách mạng… là chính sách nhân văn của Đảng và Nhà nước - một chính sách rất hợp lòng dân khi học sinh vùng khó khăn có cuộc sống vất vả, điều kiện sống thiếu thốn trăm bề.

Học sinh con thương binh liệt sĩ đã phải chịu mất mát, thiệt thòi khi không còn cha mẹ, người thân, hoặc còn nhưng trong tình trạng tàn phế…

Không ai so đo và phủ nhận điều này. Nhưng quan tâm, ưu đãi tạo điều kiện cho họ đâu nhất thiết chỉ có cách cộng điểm ưu tiên hay tuyển thẳng vào đại học như chúng ta vẫn đang làm hiện nay.

Nhà nước có thể miễn toàn bộ học phí, tặng học bổng cho những học sinh, sinh viên khi họ vào được đại học, cao đẳng hay xây nhà cho gia đình người có công, trợ cấp hằng tháng cho họ với mức phí cao…

Với những học sinh có lực học chưa tốt, tạo cơ hội cho các em học nghề và bố trí công ăn việc làm sau khi ra trường, ưu tiên cho đi xuất khẩu lao động ở một số nước phát triển...

Việc sử dụng cách cộng điểm ưu tiên cũng có thể thực hiện ở một số trường đại học tuyến giữa, nhưng với những trường đại học lớn như Đại học Y dược, Học viện Quân y… thì không nên áp dụng quyền ưu tiên cộng điểm bởi đơn giản những trường này rất cần những người tài thật sự.

Những học sinh xuất sắc trong tương lai sẽ là những bác sĩ giỏi. Mà bác sĩ càng giỏi thì người dân càng có nhiều cơ hội khám chữa bệnh tốt.

Bác sĩ non tay nghề, yếu chuyên môn sẽ là thảm họa lớn cho cả ngành y, cho chính những người dân và hậu quả dẫn đến là khôn lường, đôi khi phải trả giá bằng cả mạng người cho những sai lầm không đáng có.

Việc ưu tiên những học sinh vùng khó vì điều kiện ăn ở học tập của những học sinh này bị thiệt thòi so với các vùng khác nhưng không ít em sau khi tốt nghiệp đại học lại tìm mọi cách xin ở lại thành phố để tìm việc chứ không quay về vùng quê khó khăn của mình để đóng góp công sức.

Đây chính là điều bất công bằng, bởi do áp dụng chính sách cộng điểm ưu tiên, chúng ta đã loại mất người tài giỏi hơn để nhận vào những người chưa đạt trình độ theo yêu cầu.

Chính sách cộng điểm ưu tiên đã không còn phù hợp với sự phát triển của đất nước trong giai đoạn hiện nay. Bởi lúc này, chúng ta cần hơn hết sự đóng góp của những người thực tài.

Còn ưu đãi người có công hay những học sinh vùng khó thì Nhà nước cần có những chính sách phù hợp hơn".

Bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm riêng của tác giả. Còn bạn, bạn có ý kiến gì về điều này? Mời bạn chia sẻ ý kiến ở ô BÌNH LUẬN dưới bài hoặc gởi qua email: [email protected]. Cảm ơn bạn!
KHÁNH NGỌC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp