Đại học Quốc gia TP.HCM là một trung tâm giáo dục, được thành lập vào năm 1995. Nơi này được quy hoạch và phát triển thành một khu đô thị đại học hiện đại bậc nhất cả nước, tập hợp nhiều trường đại học.
Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, Đại học Quốc gia TP.HCM đã xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng đến mở rộng quy mô đào tạo. Từ đó thu hút hàng chục ngàn sinh viên trong nước và quốc tế đến đây, góp phần vào sự phát triển của giáo dục Việt Nam.
Ngoài một số khó khăn do vướng mắc mặt bằng, khu vực này hiện đã có những bước chuyển mình tích cực về hạ tầng.
Một số điểm nhấn hiện nay là cơ sở vật chất: nhiều trường học đã được đầu tư xây dựng (các giảng đường, phòng thí nghiệm, thư viện hiện đại). Các khu ký túc xá với tiện nghi đầy đủ đã được xây dựng để phục vụ sinh viên, tạo môi trường sống thuận lợi.
Đường giao thông nội bộ dần được cải thiện, kết nối các trường và khu vực xung quanh thuận tiện hơn.
Cơ sở hạ tầng công cộng như căng tin, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, các thiết bị công nghệ hiện đại được trang bị để phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu.
PGS.TS Nguyễn Đình Tứ, chánh Văn phòng Đại học Quốc gia TP.HCM, cho biết chiến lược phát triển của Đại học Quốc gia TP.HCM giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 hướng đến mục tiêu phát triển khu đô thị xanh, thân thiện và hiện đại.
Theo đó, đến năm 2030, Đại học Quốc gia TP.HCM sẽ hoàn thành việc bồi thường, giải phóng mặt bằng, phát triển không gian đô thị hiện đại, thân thiện với môi trường.
Trong đó phát triển khu công viên cây xanh - mặt nước, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giao thông trên cơ sở ưu tiên các tuyến cửa ngõ chính kết nối với hệ thống giao thông chung của TP.HCM và tỉnh Bình Dương.
Bên cạnh đó, xây dựng và đưa vào sử dụng cơ sở vật chất hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, phát triển hệ thống quản lý thông minh (số hóa các mô hình quản lý đô thị và hạ tầng cơ sở, xây dựng Trung tâm điều hành, giám sát camera).
Hình ảnh khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM hiện nay:
Tổng diện tích ký túc xá khu B và A khoảng 42ha với các cụm nhà cao tầng - Ảnh: LÊ PHAN
Cách đó không xa, Trường đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP.HCM với diện tích khoảng 20ha - Ảnh: CHÂU TUẤN
Theo tài liệu khảo sát địa hình cho thấy khu vực này có đặc điểm gò đồi thấp, dốc thoải. Khu vực trung tâm và vùng lân cận có địa hình cao. Khu vực phía Bắc là hệ thống các hồ đá, hồ đất, là vùng khai thác mỏ đá, mỏ đất trước đây, đã để lại tại khu vực này những hầm đá sâu 20 - 30m so với mặt đất xung quanh - Ảnh: CHÂU TUẤN
Những con đường bao quanh hồ đá rậm rạp ngày nào giờ đã khoác lên mình bộ áo mới. Vỉa hè, tiểu cảnh, ghế đá... được xây mới, làm cho khu đô thị này trở nên đẹp đẽ và văn minh hơn - Ảnh: LÊ PHAN
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận