27/11/2023 11:08 GMT+7

'Đại gia' nuôi tôm chia sẻ kinh nghiệm phòng bệnh trên tôm

Ngành tôm Việt Nam đang đứng trước thách thức sức cầu giảm, nguồn cung giá rẻ từ một số nước và bệnh trên tôm đang hoành hành nhiều năm nay.

Cần áp dụng các kỹ thuật tổng hợp để nuôi theo thành công - Ảnh: KHẮC TÂM

Cần áp dụng các kỹ thuật tổng hợp để nuôi theo thành công - Ảnh: KHẮC TÂM

Cần chọn nguồn giống từ nơi uy tín

Ngày 27-11, tại Sóc Trăng Tổng cục Thủy sản phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng tổ chức hội thảo tham vấn "Xây dựng mô hình nuôi tôm hiệu quả và phòng bệnh trên tôm nuôi".

Tại hội thảo, hai "đại gia" nuôi tôm ở miền Tây đã chia sẻ kinh nghiệm phòng bệnh vi bào tử trùng (EHP) trên tôm, gây ấn tượng cho đại biểu tham dự.

Theo ông Võ Văn Phục - chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Thủy sản sạch Việt Nam, cho biết ngành tôm Việt Nam đang đối mặt 3 thách thức. Đó là sức cầu giảm, cạnh tranh nguồn cung nguyên liệu giá rẻ từ nước ngoài và thách thức lớn từ bệnh tôm, nhất là bệnh EHP.

Công ty của ông Phục có trang trại nuôi tôm với 245 ao, nuôi 2 vụ/năm, tỷ lệ thành công 95%.

"Nhiều năm qua, người nuôi tôm luôn đau đầu với bệnh EHP. Khi tôm bị bệnh này, làm tăng chi phí và giảm thu nhập cho người nuôi", ông Phục cho biết.

Theo ông Phục, muốn nuôi tôm thành công, người nuôi phải hiểu thổ nhưỡng vùng nuôi. Theo đó, cần kết hợp hai yếu tố: Thuận theo tự nhiên và áp dụng khoa học kỹ thuật.

Ông Phục cho biết, bệnh EHP thường xuất hiện vào cuối vụ 1, kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8. Do vậy người nuôi cần tập trung thả nuôi vào tháng 12.

"Nguyên nhân bệnh EHP đến từ con giống. Trong lúc khâu quản lý còn bất cập, người nuôi nên tìm mua con tôm giống ở những cơ sở có uy tín, để tránh rước họa vào thân", ông Phục cảnh báo.

Phải vệ sinh sạch sẽ ao hồ triệt mầm bệnh

Theo ông Phục, mầm bệnh còn lưu trong hệ thống ao nuôi từ vụ trước, do vậy cần vệ sinh kỹ lưỡng, đúng qui trình, có ao lắng để trữ nước. Nuôi mùa nghịch, quản lý tốt, phòng được bệnh EHP… sẽ có nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến và giải quyết lao động cho hàng ngàn công nhân.

Ông Hoàng Thanh Vũ - phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta cũng chia sẻ nhiều bí quyết phòng bệnh EHP, giúp nuôi tôm thành công.

Ngoài chế biến, xuất khẩu, công ty của ông Vũ còn nuôi tôm thâm canh với qui mô trên 500ha.

Ông Vũ cho biết từ nhiều năm nay, công ty nuôi tôm vụ thuận hay vụ nghịch đều hiệu quả.

"Người nuôi tôm rất ngán bệnh EHP. Hiện nay bệnh này lây lan nhanh, âm thầm và rất nghiêm trọng, cần sớm có giải pháp giúp người nuôi", ông Vũ nói.

Ông Vũ "bật mí" đã đi nhiều trại sản xuất tôm giống. Tuy nhiên tỷ lệ tôm nhiễm EPH tại các trại giống ở Việt Nam rất cao, cần giám sát và quản lý tốt hơn", ông Vũ đề nghị.

Ông Vũ cho biết đang thử nghiệm mô hình nuôi không vèo, không ô xy đáy, mà chỉ sử dụng quạt.

"Bước đầu mô hình này hạn chế được bệnh EHP. Đặc biệt kỹ thuật diệt khuẩn phải hợp lý, nếu không sẽ phát sinh chi phí, hiệu quả không cao, nhất là không sử dụng hóa chất để xử lý nguồn nước", ông Vũ cho biết.

Ông Vũ kiến nghị cơ sở con tôm giống, nhà máy thức ăn tôm tính toán giảm giá thành, chú ý đến chất lượng để đôi bên cùng tồn tại. "Không chia sẻ, một khi người nuôi tôm chết, thì cơ sở con giống và sản xuất thức ăn cũng sẽ đi theo", ông Vũ cho biết.

Quy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng Đồng bằng sông Cửu LongQuy hoạch nuôi tôm nước lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Đến năm 2020, phấn đấu tổng sản lượng tôm nuôi nước lợ toàn vùng đạt 700.000-825.000 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 4 tỷ USD và thu hút nguồn lực lao động khoảng 1,2 triệu người.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp