02/11/2018 13:36 GMT+7

Rác nhựa bủa vây, đại dương kêu cứu

MINH HẢI (Tổng hợp)
MINH HẢI (Tổng hợp)

TTO - Con người thải nhựa ra đại dương. Động vật biển nuốt nhựa vì ngỡ là thức ăn. Sau đó con người đánh bắt, tiêu thụ hải sản và bị ngộ độc do rác nhựa mà chính mình ném ra.

Rác nhựa bủa vây, đại dương kêu cứu - Ảnh 1.

Ảnh: SWNS

Những hình ảnh về một con hải cẩu ở bãi biển Horsey, Norfolk, Anh chật vật sinh tồn với chiếc vòng nhựa thắt chặt phần cổ được đăng tải mới đây đã khiến cộng đồng mạng dậy sóng. Thêm một lần nữa, vấn đề rác thải đại dương - thách thức lớn thứ hai sau biến đổi khí hậu, lại trở nên nhức nhối.

Rác nhựa bủa vây, đại dương kêu cứu - Ảnh 2.

Ảnh: NatGeo

Các sinh vật đại dương đang chết đuối trong rác của con người. Mỗi năm hơn 300 triệu tấn nhựa được sản xuất trên toàn cầu, 10% trong số ấy được đổ ra biển. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng hiện nay tỷ lệ nhựa trên đại dương và sinh vật phù du là 1:2.

Nếu tình trạng này không được kiểm soát, nhựa sẽ vượt quá số lượng cá vào năm 2050. Lượng rác ngày một nhiều giống như "tử thần" với các sinh vật biển.

Rác nhựa bủa vây, đại dương kêu cứu - Ảnh 3.

Ảnh: NatGeo

Hàng triệu loài động vật đại dương như cá voi, cá heo, rùa biển, hải cẩu... chết vì ngộ độc rác thải nhựa.

Rác nhựa bủa vây, đại dương kêu cứu - Ảnh 4.

Ảnh: NatGeo

Nhựa không chỉ trôi nổi trên mặt biển, làm ô nhiễm không khí và nguồn nước mà còn bị các sinh vật nuốt vào vì nhầm là thức ăn. Các sinh vật này sẽ chết vì không tiêu hóa được hoặc nhanh chóng trở thành con mồi cho những loài lớn hơn. 

Loài lớn lớn này lại trở thành thức ăn trên bàn ăn của con người. Hóa chất độc hại từ nhựa cũng thấm vào nước, tẩy trắng và thu hẹp dần các rạn san hô.

Rác nhựa bủa vây, đại dương kêu cứu - Ảnh 5.

Ảnh: SWNS

Một phát hiện khoa học mới đây của các nhà khoa học Áo đã khẳng định sự xuất hiện của các vi hạt nhựa bên trong cơ thể người. Các vi hạt nhựa được tìm thấy có kích thước rất nhỏ, dao động từ 50-500 µm, phổ biến nhất là loại nhựa polypropylene (PP) và polyethylene terephthalate (PET).

Sự xuất hiện của nhựa trong ruột có thể gây ức chế hệ thống miễn dịch, lan truyền độc tố, vi khuẩn và các loại virus có hại cho sức khỏe.

Rác nhựa bủa vây, đại dương kêu cứu - Ảnh 6.

Ảnh: NatGeo

Nhựa là một vật liệu phổ biến trong cuộc sống sinh hoạt của con người khắp thế giới, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi tình trạng rác thải nhựa đại dương bằng cách giảm sử dụng vật dụng làm từ nhựa.

Sử dụng túi giấy thay vì túi nhựa, ống hút và chai nhựa. Phân loại rác thải nhựa có thể tái chế và không xả rác cũng giúp giảm ô nhiễm nhựa.

Du khách Anh bơi trong rác ở Bali, Indonesia - Video: The Guardian

Lần đầu phát hiện vi hạt nhựa xâm nhập cơ thể người

TTO - Các nhà khoa học Áo vừa công bố một phát hiện gây sốc: rất nhiều hạt nhựa trong chất thải của con người.

MINH HẢI (Tổng hợp)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp