Trước đó, trong phần trả lời bằng văn bản cho đại biểu Quốc hội vào tháng 8, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cho biết dù Thủ tướng Chính phủ có quyết định cho phép chuyển đổi 19 trường ĐH dân lập sang ĐH tư thục từ năm 2006 nhưng đến nay mới chỉ có 4 trường hoàn tất việc chuyển đổi.
Lý do gây chậm trễ quá trình chuyển đổi được Bộ GD-ĐT xác định do trong quá trình triển khai thực hiện việc chuyển đổi các trường dân lập còn lại đã phát sinh rất nhiều vướng mắc, chủ yếu liên quan đến các quy định về việc xác định tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia của trường ĐH dân lập khi chuyển thành ĐH tư thục, việc xác định đại diện của phần tài sản này và quyền của người đại diện phần tài sản này trong hoạt động của trường ĐH tư thục mới được chuyển đổi.
Ngoài ra, khi thực hiện quy trình chuyển đổi ở một số trường dân lập đã nảy sinh nhiều mâu thuẫn phức tạp trong nội bộ nhà trường, dẫn đến hiện tượng mất đoàn kết kéo dài và vì vậy không thể hoàn thành quy trình chuyển đổi.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS.TS Nguyễn Văn Áng, phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ GD-ĐT) cho hay thông tư sẽ được ban hành nhằm hướng dẫn các trường ĐH dân lập còn lại hoàn tất càng sớm càng tốt các thủ tục chuyển đổi sang trường ĐH tư thục.
Theo dự thảo, hội đồng quản trị của trường tư thục sẽ bắt buộc gồm các thành phần: đại diện người góp vốn, đại diện giảng viên cơ hữu, đại diện tổ chức Đảng, đại diện các tổ chức đoàn thể, hiệu trưởng nhà trường và đại diện của địa phương.
Yêu cầu thành phần này nhằm tương thích với Luật Giáo dục ĐH đã có hiệu lực từ tháng 1-2013.
Đặc biệt, theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT, trong quá trình chuyển đổi, việc kiểm toán, định giá tài sản của nhà trường sẽ phải do hai công ty thực hiện: một công ty kiểm toán độc lập và một công ty định giá độc lập có tư cách pháp nhân.
Theo PGS Áng, việc hai công ty chuyên nghiệp tham gia sẽ giúp việc kiểm toán, định giá minh bạch, khách quan, bảo đảm ổn định, giữ vững đoàn kết cho các nhà trường.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận