22/05/2019 15:16 GMT+7

Đại biểu trăn trở: Giải quyết gian lận thi cử vẫn chưa thật tâm

LÊ KIÊN - T.B.DŨNG
LÊ KIÊN - T.B.DŨNG

TTO - Bộ Công an rất tích cực nhưng về phía địa phương, Bộ GD-ĐT thì lại làm không đến nơi đến chốn, người ta nghi ngờ rằng các đơn vị này giải quyết gian lận thi cử không thực tâm, GS Nguyễn Anh Trí nhận định.

Đại biểu trăn trở: Giải quyết gian lận thi cử vẫn chưa thật tâm - Ảnh 1.

GS Nguyễn Anh Trí (đoàn ĐBQH TP Hà Nội) - Ảnh: TBD

Phát biểu tại họp tổ Quốc hội sáng nay 22-5, GS Nguyễn Anh Trí (đoàn ĐBQH TP Hà Nội) chia sẻ suy nghĩ về vụ việc gian lận thi cử mà ông gọi là "lịch sử", "quá sức tưởng tượng". 

"Vụ việc này xảy ra gần 1 năm rồi nhưng việc giải quyết vẫn gây rất nhiều hoài nghi, băn khoăn cho người dân. Tôi theo dõi thì thấy rằng trong khi Bộ Công an rất tích cực nhưng về phía địa phương, Bộ Giáo dục đào tạo thì lại làm không đến nơi đến chốn. Người ta nghi ngờ rằng các đơn vị này giải quyết gian lận thi cử không thực tâm", đại biểu Hà Nội nói.

Ông Trí cũng thẳng thắn cho rằng khi mà cái gốc vấn đề không được giải quyết thì không tin là tiêu cực sẽ bị triệt tiêu.

"Với cách thức thi tuyển, từ ra đề đến tổ chức thi như hiện nay, phải nói thật là không có niềm tin lắm về việc tiêu cực sẽ được giải quyết. Nó sẽ trở lại, vấn đề là cách nào, lúc nào", GS Trí nói.

Trong khi đó, đại biểu Lê Thu Hà - ủy viên thường trực Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội - nhấn mạnh quan điểm xử lý cứng rắn: Theo Quy chế thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2018, thí sinh vi phạm quy chế thi cần bị hủy kết quả thi và gửi hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý với hành vi sử dụng giấy chứng nhận kết quả thi không hợp pháp.

Như vậy, Bộ GD-ĐT có trách nhiệm giải quyết từ gốc - hủy kết quả thi THPT quốc gia, đồng nghĩa với việc thí sinh không đủ điều kiện xét tuyển đại học. Người được nâng điểm cần bị buộc thôi học, bởi họ đã vi phạm quy chế thi THPT quốc gia, điểm thi là bất hợp pháp.

"Các trường đại học cần cân nhắc gọi nhập học bổ sung để bù đắp cho số sinh viên bị loại vì gian lận điểm thi và trao lại cơ hội chính đáng cho các thí sinh này. Công lý không thể chỉ được thực thi một nửa", bà Hà nói.

Đối với các phụ huynh tham gia nâng điểm cho con, đại biểu Hà cho rằng cơ quan điều tra có thể làm rõ để xử lý theo tội đưa hối lộ theo quy định tại Bộ luật Hình sự: Hành vi đưa hối lộ có thể là vật chất, tiền bạc, cũng có thể là phi vật chất (hứa hẹn được thăng tiến, lợi ích trong công việc...).

Cũng có thể phụ huynh lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng tới người khác để con em được nâng điểm thì có thể coi là hành vi trục lợi được quy định trong Luật Phòng chống tham nhũng.

"Trường hợp không đủ căn cứ để khởi tố hình sự thì có thể xử lý hành chính những phụ huynh tham gia nâng điểm. Bởi phần lớn họ là viên chức nhà nước, chịu sự điều chỉnh bởi Luật Công chức và Luật Viên chức, các quy chế phòng chống tham nhũng...

Chưa kể, nhiều người trong số này là đảng viên thì phải chịu thêm hình thức xử lý theo điều lệ Đảng", đại biểu Thu Hà bày tỏ.

Còn nếu chứng minh thí sinh tham gia "chạy điểm" ngay từ đầu với cha mẹ thì có thể xử lý tội đồng phạm hoặc không tố giác tội phạm. Nếu không thì có thể xử lý hành chính, song không được công khai danh tính các em bởi luật hiện hành không cho phép.

"Việc xử lý cần có tình có lý. Vừa răn đe, vừa để các em có cơ hội được thi lại, đi lên bằng thực tài", đại biểu Lê Thu Hà nhấn mạnh.

Đồng tình với ý kiến của bà Hà, đại biểu Nguyễn Đắc Vinh (bí thư Tỉnh ủy Nghệ An) đề nghị các trường đại học xem xét cho số thí sinh lẽ ra trúng tuyển nhưng đã bị "trượt" vì các thí sinh gian lận "đè" lên, được vào học.

"Các thí sinh đó không được gọi vào nhập học năm ngoái nhưng hoàn toàn có thể gọi nhập học vào năm nay", ông Vinh nói.

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM): Ghép tội cho bác sĩ Hoàng Công Lương là không thỏa đáng

phamkhanhphonglan

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM) - Ảnh: TIẾN LONG

Nêu ý kiến tại phiên thảo luận tổ, bà Phong Lan tiếp tục chia sẻ quan điểm về vụ việc nổi cộm trong lĩnh vực y tế - đánh giá toàn diện vai trò của bác sĩ Hoàng Công Lương trong sự cố chạy thận nhân tạo làm 9 người chết ở Hòa Bình.

"Chúng tôi rất hiểu vụ việc làm 9 bệnh nhân chạy thận thiệt mạng như thế không phải chuyện đùa, đòi hỏi có người chịu tách nhiệm, nhưng đã xử lý thì phải xử lý được nguồn cơn sự việc, ngăn không lặp lại trong tương lai và không có những mạng người chết oan như vậy nữa", đại biểu vốn là chủ tịch Hội Dược học đánh giá từ góc độ chuyên môn rằng lỗi lớn nhất của vụ việc này nằm ở quy trình chứ không phải ở con người cụ thể.

Từ khi xảy ra sự việc, bà Lan hết sức lo sợ cho đồng nghiệp ở các bệnh viện chạy thận, nếu không cẩn thận thì bác sĩ nào cũng có thể rơi vào hoàn cảnh của bác sĩ Hoàng Công Lương.

"Bản thân em Lương là bác sĩ trẻ, bằng lương tâm nghề nghiệp, một bác sĩ điều trị mà có 9 bệnh nhận chết như vậy đã là bản án nặng nề, ảnh hưởng tâm lý rất lớn, và chưa chắc sau này em Lương còn dám hành nghề.

Bởi vậy phải xét xử làm sao cho mọi người tâm phục khẩu phục, đúng tội, khi đó mức án có cao người ta cũng chấp nhận. Chứ như hiện nay anh em trong ngành rất đau lòng, tạo tác động tâm lý rất xấu", bà Lan nói.

Trước đó, ngày 30-1, TAND TP Hòa Bình tuyên án sơ thẩm với 7 bị cáo, trong đó bác sĩ Hoàng Công Lương bị phạt 42 tháng tù vì tội "Vô ý làm chết người".

TIẾN LONG

Gian lận thi cử: Mong bộ, trường tạo cơ hội cho thí sinh bị trượt oan

TTO - Trao đổi với Tuổi Trẻ bên hành lang kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIV, một số đại biểu Quốc hội đề xuất như vậy đối với 222 thí sinh 'trượt oan' do bị thí sinh được nâng điểm chiếm chỗ.

LÊ KIÊN - T.B.DŨNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp