“ĐBQH né tránh phóng viên, từ chối cung cấp thông tin là điều không nên, cần phải sớm khắc phục” - ông Phúc nói.
Theo ông Phúc, tại mỗi kỳ họp Quốc hội, có hơn 100 cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài nước với khoảng 600 phóng viên, biên tập viên tham dự và đưa tin.
Nhờ có sự đưa tin kịp thời của báo chí mà nhiều phiên họp của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội về công tác xây dựng pháp luật, công tác giám sát tối cao và quyết định vấn đề quan trọng của đất nước thu hút được sự quan tâm, theo dõi của người dân.
Báo chí còn là một kênh giám sát và phản biện các chính sách, đồng thời giúp ĐBQH gần với người dân và hiểu rõ hơn tâm tư nguyện vọng của nhân dân.
Ông Lê Như Tiến - phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội - khẳng định báo chí không thể thiếu trong hoạt động của Quốc hội.
Do đó, cánh cửa phòng ĐBQH luôn rộng mở với báo chí, ĐBQH đừng nói không với báo chí. Báo chí cần mình là dư luận cần mình, là cử tri cần mình; hãy đến với báo chí bằng tư duy và tấm lòng rộng mở...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận