25/05/2022 19:34 GMT+7

Đại biểu Quốc hội: Tránh tình trạng 'nhờn thuốc' với hậu kiểm phim phổ biến trên mạng xã hội

THÀNH CHUNG
THÀNH CHUNG

TTO - Đại biểu Quốc hội Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) đề nghị cần nghiên cứu kỹ lưỡng việc quy định cơ chế hậu kiểm đối với quản lý phim trên không gian mạng, để giảm thiểu các tình trạng xuyên tạc sự thật lịch sử, đưa các thông tin xấu, độc.

Đại biểu Quốc hội: Tránh tình trạng nhờn thuốc với hậu kiểm phim phổ biến trên mạng xã hội - Ảnh 1.

Đại biểu Phạm Trọng Nhân phát biểu tại phiên thảo luận - Ảnh: Quochoi.vn

Tiền kiểm là bất khả thi?

Chiều 25-5, trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật điện ảnh sửa đổi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết về việc phân loại phim, theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phân loại phim theo độ tuổi người xem được nhiều quốc gia áp dụng.

Theo đó, chia làm 6 loại phim, gồm loại P (phim được phép phổ biến đến người xem ở mọi độ tuổi), phim 18+, phim 16+, phim 13+, phim loại K (được phổ biến đến người xem dưới 13 tuổi với điều kiện xem cùng cha, mẹ hoặc người giám hộ), phim loại C (phim không được phép phổ biến).

Tiêu chí phân loại phim áp dụng chung cho các hình thức phổ biến phim do bộ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch quy định.

Ông Vinh cũng cho hay đa số ý kiến đồng tình với phương án tự phân loại đối với phim phổ biến trên không gian mạng. Một số ý kiến đề nghị phải cấp phép phân loại phim phổ biến trên không gian mạng...

Thảo luận sau đó, đại biểu Trần Văn Khải (Hà Nam) bày tỏ quan tâm và băn khoăn về việc phổ biến phim trên không gian mạng.

Ông nói dự thảo luật tại điều 21 đã chỉnh lý chọn quy định hậu kiểm đối với hình thức phổ biến này, đồng thời bổ sung một số nội dung quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân phổ biến phim, gỡ bỏ phim vi phạm, biện pháp quản lý phim, phổ biến phim trên mạng để tạo cơ sở cho công tác hậu kiểm.

"Đối với một xã hội số, một không gian mạng mênh mông, không biên giới như hiện nay, tôi nghĩ quy định tiền kiểm là bất khả thi và không phù hợp với thông lệ quốc tế. Tôi đồng tình với quy định hậu kiểm đối với hình thức phổ biến phim trên không gian mạng", ông Khải nêu.

Cho rằng việc quản lý chưa hiệu quả các nền tảng không gian mạng đã gây tổn thương không nhỏ đến đời sống tinh thần của xã hội, đại biểu Phạm Trọng Nhân (Bình Dương) nêu quan điểm cần nghiên cứu kỹ lưỡng việc quy định cơ chế hậu kiểm đối với quản lý phim trên không gian mạng để giảm thiểu các tình trạng xuyên tạc sự thật lịch sử, đưa các thông tin xấu, độc.

Theo đó, việc gỡ bỏ các nội dung vi phạm không mang nhiều ý nghĩa khi nội dung đó đã tiếp cận được nhiều khán giả, có thể được tải xuống và đăng trên các nền tảng khác. Trong khi việc sử dụng mạng xã hội rất phổ biến và thông tin lan tỏa mọi lúc, mọi nơi.

Ông Nhân cho rằng cần có giải pháp để cha mẹ, người giám hộ của trẻ có thể tự kiểm soát, quản lý, đảm bảo trẻ em xem phim trên không gian mạng đúng độ tuổi.

Đồng thời đề nghị cần áp dụng quy trình quản lý chặt chẽ để được cấp phép, cần đảm bảo sự công bằng cho các cá nhân, tổ chức tham gia vào nền công nghiệp điện ảnh, tránh tình trạng “nhờn thuốc” với hậu kiểm.

"Có phải hậu kiểm đã nhờn thuốc khi các vi phạm cứ lặp đi lặp lại và đồng thời cho thấy một khoảng trống pháp lý trong bảo vệ chủ quyền văn hóa và tâm thức của mọi người trước hành động xâm lăng được bao bọc bởi vẻ ngoài gắn mác nghệ thuật thứ bảy", ông Nhân đặt vấn đề.

Đồng thời, đề xuất cần tiếp tục rà soát các quy định về hậu kiểm đối với việc phổ biến phim trên không gian mạng; đảm bảo khi các quy định của luật có hiệu lực, các nền tảng xuyên biên giới không có được bất kỳ cơ hội nào "xâm lấn bờ cõi tư tưởng văn hóa của người xem".

Đại biểu Quốc hội: Tránh tình trạng nhờn thuốc với hậu kiểm phim phổ biến trên mạng xã hội - Ảnh 2.

Đại biểu Trần Văn Khải băn khoăn về việc phổ biến phim trên không gian mạng - Ảnh: Quochoi.vn

Đoàn làm phim nước ngoài khi quay ở Việt Nam phải cung cấp kịch bản chi tiết?

Nêu ý kiến thảo luận, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) đề nghị các quy định về cấp phép kiểm duyệt, kiểm soát, phân loại... phải bình đẳng giữa điện ảnh trong nước và nước ngoài tại Việt Nam, đối với các nền tảng OTT cung cấp sản phẩm điện ảnh xuyên biên giới qua các mạng xã hội.

Với các dự án quay phim một phần tại Việt Nam, ông Nghĩa đề nghị quy định phải nộp toàn bộ kịch bản chi tiết, từ đó mới biết họ sẽ sử dụng các hình ảnh quay tại nước ta trong mục đích gì.

Kịch bản cần bằng ngôn ngữ gốc và bằng tiếng Việt vì nếu bản dịch kém hoặc cố ý tránh né thì ta không nắm được thực chất họ sẽ sử dụng các hình ảnh đó cho mục đích gì. Khi xảy ra việc sử dụng bất lợi cho ta ở nước ngoài thì không có cách nào ngăn chặn...

Đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh (Vĩnh Long) cũng chỉ rõ việc thu hút các tổ chức nước ngoài đến Việt Nam quay phim hoặc hợp tác sản xuất phim là điều rất cần thiết.

Tuy nhiên kịch bản tóm tắt chưa thể hiện hết nội dung phim và việc thẩm định kịch bản phim với nội dung đầy đủ mới đảm bảo các yêu cầu về chính trị, quốc phòng và an ninh. Đây cũng là kinh nghiệm của một số quốc gia trong thẩm định kịch bản phim.

Giải trình sau đó, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch Nguyễn Văn Hùng cho rằng nhiều đại biểu đồng ý về vấn đề yêu cầu các tổ chức, cá nhân sản xuất phim nước ngoài cung cấp kịch bản chi tiết bằng tiếng Việt là quan điểm đúng và mong ủng hộ.

Bí thư, bộ trưởng nói về những quyết định Bí thư, bộ trưởng nói về những quyết định 'không đơn giản' bị nhiều người hoài nghi

TTO - Dù đặt ra những hoài nghi về hiệu quả thực hiện, nhưng thực tiễn kết quả việc chuyển hướng chiến lược trong phòng chống dịch từ nghị quyết 128 đã chứng minh đây là hướng đi đúng.

THÀNH CHUNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp