08/02/2023 12:13 GMT+7

Đại biểu Nguyễn Anh Trí đề xuất luật về quyền chuyển giới

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) đã có đề nghị xây dựng Luật bản dạng giới liên quan đến quyền chuyển đổi giới tính (chuyển giới) của công dân. Hiện hồ sơ đang được lấy ý kiến nhân dân đến ngày 15-2 trên cổng thông tin Quốc hội.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí đề xuất luật về quyền chuyển giới - Ảnh 1.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí - Ảnh: PHẠM THẮNG

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 8-2, đại biểu Nguyễn Anh Trí cho biết toàn bộ các nội dung liên quan hồ sơ dự án Luật bản dạng giới liên quan đến quyền chuyển giới của công dân đã được gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để đề nghị xem xét.

Chưa có quy định cụ thể về chuyển giới

Về lý do đề nghị xây dựng dự án luật, ông Trí nêu rõ dựa trên 3 yếu tố là đảm bảo nhân quyền hay quyền con người, hội nhập với quốc tế và thể hiện sự văn minh của đất nước.

Cụ thể, theo ông Trí, Bộ luật dân sự 2005 và 2015 đã nêu rõ cá nhân có quyền được chuyển đổi giới tính, một số nghĩa vụ của người xác định lại giới tính và người chuyển đổi giới tính.

Ông nêu thêm hiện nay có 72 quốc gia đã thừa nhận quyền thay đổi giới tính hợp pháp. Có 45/72 quốc gia cho phép chuyển đổi giới tính mà không cần phải phẫu thuật; độ tuổi được phép chuyển đổi giới tính phổ biến 16-18.

Tuy nhiên, theo ông Trí, Bộ luật dân sự 2015 mới chỉ dừng lại ở việc xác định nguyên tắc "việc chuyển đổi giới tính được thực hiện theo quy định của luật", mà đến nay chưa có quy định hướng dẫn cụ thể.

Cũng do chưa có quy định cụ thể về chuyển đổi giới tính nên chưa có nghiên cứu, khảo sát một cách toàn diện, đầy đủ về bản dạng giới và người chuyển giới.

Chưa có bộ tiêu chí để thống kê số liệu chính xác về người chuyển giới dẫn đến việc thu thập số liệu về tỉ lệ người chuyển giới ở Việt Nam gặp khó khăn do sự kỳ thị của xã hội.

Từ đó ông cho rằng cần xây dựng luật trên cơ sở cụ thể hóa quyền chuyển đổi giới tính tại Bộ luật dân sự, nhằm khẳng định quyền tự xác lập bản dạng giới, chuyển đổi giới tính là một quyền nhân thân cơ bản của công dân, đảm bảo cho họ được sống bình đẳng trong xã hội. Đồng thời góp phần thay đổi nhận thức của cộng đồng, xã hội về chuyển đổi giới tính.

Kỳ vọng thông qua năm 2024

Ông Trí đề xuất điều kiện để cá nhân được đề nghị công nhận giới tính mới là đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự và chịu trách nhiệm dân sự của mình; tình trạng hôn nhân độc thân.

Không đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích, hoặc không đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đại biểu Hà Nội, cũng là một bác sĩ, mong dự án được trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 (tháng 3-2023), trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến và trình ra Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 (tháng 5-2024), thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV (tháng 10-2024).

Đây là lần thứ hai có đại biểu Quốc hội đưa ra sáng kiến lập pháp, chủ trì soạn thảo xây dựng một dự án luật.

Người có sáng kiến lập pháp đầu tiên là đại biểu Quốc hội khóa XIV Trần Thị Quốc Khánh (cũng thuộc đoàn Hà Nội) với đề xuất xây dựng dự án Luật hành chính công.

Tuy nhiên sáng kiến này khi đó chỉ được coi là công trình nghiên cứu tham khảo chứ không được đưa vào chương trình xây dựng dự án luật để xem xét.

Người chuyển giới: Dở khóc dở cười vì rắc rối pháp lýNgười chuyển giới: Dở khóc dở cười vì rắc rối pháp lý

Để sống đúng với giới tính thật của mình, không ít người đã bất chấp những nguy cơ về sức khỏe, tiền bạc để chuyển giới. Thế nhưng, sau khi chuyển giới, họ còn gặp những câu chuyện "dở khóc, dở cười" vì những vấn đề pháp lý.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp