24/01/2016 08:09 GMT+7

Đại biểu có quyền ứng cử, đề cử vào BCH trung ương khóa XII

ĐÀ TRANG - VIỄN SỰ - VÕ VĂN THÀNH (datrang@tuoitre.com.vn)
ĐÀ TRANG - VIỄN SỰ - VÕ VĂN THÀNH ([email protected])

TT - Các đại biểu ghi phiếu ứng cử, đề cử vào Ban Chấp hành trung ương khóa XII. Danh sách này sẽ được 68 trưởng đoàn báo cáo đoàn chủ tịch lúc 15g chiều 24-1.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với các đại biểu - Ảnh: TTXVN
Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với các đại biểu - Ảnh: TTXVN

Tiếp tục làm công tác nhân sự

180 ủy viên trung ương chính thức, 20 dự khuyết

So với khóa XI, tổng số ủy viên trung ương khóa XII không đổi, nhưng có điều chỉnh cơ cấu theo hướng tăng 5 ủy viên trung ương chính thức và giảm 5 ủy viên trung ương dự khuyết.

 

Nguồn tin Tuổi Trẻ cho biết số lượng ứng cử viên được Ban Chấp hành trung ương khóa XI trình đại hội là 221 người.

Như vậy có số dư 21 người, đạt 10,5%, đáp ứng yêu cầu sự chuẩn bị phải có số dư 10-15%. Tới đây đại hội tiến hành ứng cử, đề cử... để “chốt” danh sách bầu cử chính thức với số dư tối đa không quá 30%.

Hôm nay 24-1, đại hội làm việc tại đoàn cả ngày. Buổi sáng thảo luận về tiêu chuẩn, cơ cấu Ban Chấp hành trung ương khóa XII.

Trưởng đoàn phổ biến báo cáo của đoàn chủ tịch về những thông tin cần thiết trong danh sách giới thiệu nhân sự ứng cử Ban Chấp hành trung ương khóa XII do Ban Chấp hành trung ương khóa XI chuẩn bị (nếu có).

Sau đó đại biểu nghiên cứu danh sách ứng cử viên ủy viên trung ương (cả chính thức và dự khuyết). Buổi chiều tiếp tục trao đổi về tiêu chuẩn, cơ cấu, danh sách ứng cử viên và nghiên cứu các tài liệu hồ sơ về nhân sự.

Các đại biểu ghi phiếu ứng cử, đề cử vào Ban Chấp hành trung ương khóa XII. Danh sách này sẽ được 68 trưởng đoàn báo cáo đoàn chủ tịch lúc 15g.

Nguồn tin của Tuổi Trẻ cho biết trong quá trình thảo luận về nhân sự, nếu đại biểu có chất vấn về ứng cử viên thì báo cáo trưởng đoàn để trưởng đoàn báo cáo đoàn chủ tịch, đoàn chủ tịch sẽ cử người gặp trưởng đoàn hoặc đại biểu đó để trao đổi ý kiến. Đại biểu không được phát biểu tại hội trường về ứng cử viên.

Ngoại trừ các ủy viên trung ương khóa XI, các đại biểu của đại hội có quyền ứng cử, đề cử. Trong đó có quyền đề cử đại biểu khác và đề cử đảng viên chính thức không phải là đại biểu của đại hội.

Khi đề cử đảng viên không phải là đại biểu, người đề cử phải gửi cho đoàn chủ tịch hồ sơ của người được đề cử và phải được sự đồng ý của người được đề cử.

Đồng chí Trương Tấn Sang - ủy viên Bộ Chính trị, chủ tịch nước - với các đại biểu - Ảnh: TTXVN
Đồng chí Trương Tấn Sang - ủy viên Bộ Chính trị, chủ tịch nước - với các đại biểu - Ảnh: TTXVN

Quy chế bầu cử không mất dân chủ

Như tin đã đưa, quy chế bầu cử tại đại hội đã được biểu quyết thông qua theo hướng tương tự quy chế bầu cử trong Đảng (ban hành kèm quyết định 244 của Ban Chấp hành trung ương khóa XI).

Cụ thể bổ sung quy định “ba không” dành cho ủy viên trung ương: không được đề cử người ngoài danh sách nhân sự do Ban Chấp hành trung ương khóa XI giới thiệu, không được tự ứng cử và không được nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách nhân sự do Ban Chấp hành trung ương khóa XI chuẩn bị.

Trước việc có ý kiến cho rằng quy định như vậy là mất dân chủ, Tuổi Trẻ có cuộc trao đổi nhanh với ông Vũ Ngọc Hoàng (ủy viên Trung ương Đảng, phó trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo trung ương).

Ông Hoàng khẳng định: “Quy chế bầu cử tại đại hội do đại hội thảo luận, biểu quyết thông qua, thống nhất rất cao, gần như tuyệt đối. Nếu nói quy chế này mất dân chủ thì tôi không rõ mất dân chủ với ai, chẳng lẽ đại hội mất dân chủ với đại hội?

Cũng không phải đại hội mất dân chủ với Ban Chấp hành trung ương vì trước đó Ban Chấp hành cũng tham mưu, đề xuất như vậy (đó cũng là thể hiện trách nhiệm của Ban Chấp hành đối với công tác nhân sự)”.

Đối với các đại biểu dự đại hội (không phải ủy viên Ban Chấp hành trung ương khóa XI), ông Hoàng cho biết việc ứng cử, đề cử là rất dân chủ, tự do, thoải mái, tín nhiệm ai thì có quyền đề cử và có quyền tự ứng cử, không có hạn chế gì cả, kể cả việc giới thiệu những đảng viên chính thức không dự đại hội.

“Đối với các đồng chí xin rút, chủ tịch đoàn sẽ xem xét, đề xuất, báo cáo xin ý kiến đại hội quyết định việc cho rút hay không. Đó chính là công việc “chốt” danh sách trước khi bầu cử.

Theo suy nghĩ của riêng tôi, đồng chí nào xin rút thì nên để cho rút vì đây là việc tự nguyện, xuất phát từ những lý do chủ quan hoặc khách quan nào đó và là suy nghĩ thật lòng chứ không lẽ là động tác giả” - ông Hoàng nói.

Trường hợp “đặc biệt” được đề cử là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thượng tướng Võ Tiến Trung - ủy viên Trung ương Đảng, giám đốc Học viện Quốc phòng - cho biết như trên trong cuộc trao đổi với báo chí bên hành lang Đại hội XII.

Ông Trung nêu rõ: Phương án của trung ương khóa XI là đề cử một trường hợp “đặc biệt” là ủy viên Bộ Chính trị khóa XI tái cử Ban Chấp hành khóa XII vào vị trí tổng bí thư.

Trong trung ương đã giới thiệu 4 đồng chí ở lại Bộ Chính trị để tham gia cương vị này, trong đó có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Cả 4 nhân sự đó cùng với Tổng bí thư đương nhiệm là 5 đồng chí thì 4 đồng chí đó làm đơn báo cáo trung ương xin rút. Và Hội nghị trung ương 14 đã làm rất dân chủ, Bộ Chính trị không có quyền cho rút nên trình ra trung ương bỏ phiếu kín có cho 4 đồng chí đó rút hay không.

Trung ương đồng ý cho 4 đồng chí này rút. Như vậy là hoàn toàn tự nguyện. Và một trường hợp “đặc biệt” ở đây là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Về việc “liên quan đến 4 nhân sự xin rút, nếu tại đại hội có ý kiến giới thiệu thì sao?”, thượng tướng Võ Tiến Trung nói: “Vẫn được.

Lúc đó đồng chí được giới thiệu xin rút, đại hội sẽ bỏ phiếu hoặc biểu quyết mà tôi nghĩ là bỏ phiếu. Nếu quá bán không cho rút thì đồng chí trở thành ứng cử viên”.

Cơ bản nhất trí cao các văn kiện Đại hội XII

Sau một ngày rưỡi thảo luận tại hội trường, Đại hội XII đã nghe 34 tham luận của các đại biểu, làm sâu sắc hơn các nội dung của văn kiện Đại hội XII. Những tham luận chưa được trình bày tại đại hội sẽ được tiếp thu, hoàn chỉnh và đưa vào kỷ yếu đại hội.

Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết như trên khi điều hành phiên thảo luận cuối cùng về các văn kiện Đại hội XII sáng 23-1.

Tại phiên thảo luận này, lần lượt chín ủy viên trung ương đã đọc tham luận. Đó là: Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Nguyễn Đắc Vinh (ủy viên dự khuyết trung ương); Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh; Phó trưởng Ban Dân vận trung ương Thào Xuân Sùng; Chủ tịch Hội Nông dân VN Nguyễn Quốc Cường; Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ VN Nguyễn Thị Thanh Hòa; Phó trưởng ban thường trực Ban Kinh tế trung ương Phạm Xuân Đương; Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát; Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động VN Đặng Ngọc Tùng và Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền. Ba tham luận còn lại do đại biểu các tỉnh Lâm Đồng, Trà Vinh và Thừa Thiên-Huế trình bày.

Nguồn tin Tuổi Trẻ cho biết theo tổng hợp thảo luận tại các đoàn trước đó, có 686 ý kiến phát biểu góp ý về các văn kiện đại hội với không khí sôi nổi, thẳng thắn, có trao đổi, tranh luận, đã phân tích làm sáng tỏ, sâu sắc thêm và bổ sung nhiều nội dung quan trọng cả trong quan điểm chung và từng lĩnh vực cụ thể.

Hầu hết ý kiến cơ bản nhất trí cao bố cục, nội dung các văn kiện và cho rằng các văn kiện được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng, nghiêm túc; có sự đổi mới trong cách thể hiện; nội dung ngắn gọn súc tích, có tính tổng kết và khái quát cao.

Các báo cáo đã tiếp thu nghiêm túc, có chọn lọc ý kiến của đại hội đảng bộ các cấp, góp ý của nhân dân, chất lượng được nâng lên; đạt được sự thống nhất cao giữa lý luận và thực tiễn.

Như vậy đại hội đã khép lại phần thảo luận các văn kiện với tổng cộng 720 ý kiến ở đoàn và hội trường.

Đ.TR. - V.V.T. - V.S.

 

ĐÀ TRANG - VIỄN SỰ - VÕ VĂN THÀNH ([email protected])
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp