Đây là lễ hội văn hóa truyền thống được dân làng tổ chức để tưởng nhớ công ơn của Phan Tây Nhạc. Phan Tây Nhạc được vua Hùng thứ 18 phong cho làm tướng vì có sức khỏe và văn võ song toàn.
Là một tướng tài, bên cạnh tài điều binh khiển tướng, ông còn thường xuyên tổ chức thổi cơm thi để chọn người hậu cần tài giỏi. Ông được quê hương tôn thờ làm thành hoàng làng.
Theo truyền thống, những người dự thi được chia làm bốn giáp, mỗi giáp mặc trang phục màu sắc riêng để thi bốn bộ môn: kéo lửa, chạy thi, giã gạo, thổi cơm thi, trong đó phần thi “thổi cơm” có thời gian lâu nhất và quan trọng nhất.
Phóng to |
Trước giờ thi, những người phụ nữ của các đội thi bắt đầu bó rơm để thổi cơm |
Phóng to |
Ông Bùi Doãn Quảng, 65 tuổi, trọng tài của hội thi, bắt đầu chia thóc cho các đội |
Phóng to |
Đúng 11g, phần thi chạy diễn ra, mỗi đội thi cử ra một thiếu niên và chạy đến bờ sông Nhuệ lấy nước nấu cơm, tuy nhiên để đảm bảo chất lượng nguồn nước, ban tổ chức thường lấy nước đã được đun sôi để nấu cơm |
Phóng to |
Để có lửa thổi cơm, thành viên của các đội phải mài ống tre khô tạo ra ma sát để bắt lửa vào mùn cưa và rơm |
Phóng to |
Những người phụ nữ khéo tay nhất được lựa chọn cho phần thi thổi cơm, thi thổi cơm ở Thị Cấm có ba công đoạn “liên hoàn” như giã thóc, sàng thóc lấy gạo và thổi cơm |
Phóng to |
Hội thi thu hút được sự quan tâm rất lớn của người dân trong làng từ người già đến trẻ nhỏ |
Phóng to |
Sân đình bốc khói nghi ngút bởi rơm rạ của các đội thi |
Phóng to |
Nồi cơm được làm bằng đất nung, sau khi cơm sôi, các đội thường phải ủ bằng tro rơm khoảng 20 phút cho cơm chín đều |
Phóng to |
Sau khi hết thời gian quy định, các đội thi lần lượt nộp niêu cơm cho trọng tài (trọng tài thường là các bô lão trong làng) |
Phóng to |
Để chọn được niêu cơm ngon nhất, các bô lão trong làng căn cứ vào mùi thơm, độ trắng và độ dẻo của hạt cơm |
Phóng to |
Sau khi kết thúc hội thi, các đội chơi chia cơm cho dân làng để cầu mong một năm no đủ, an lành |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận