Bức ảnh chụp cá thể rùa Hoàn Kiếm (Rafetus swinhoei) được giải cứu sau vụ vỡ đập Đồng Mô, Hà Nội vào năm 2008 - Ảnh: Timothy McCormack - ATP/IMC.
Bằng các kết quả phân tích mới nhất sử dụng kỹ thuật gen môi trường (eDNA) hiện đại, các nhà khoa học Việt Nam và Mỹ đã xác nhận thêm một cá thể mới của loài rùa Hoàn Kiếm () - loài rùa qúy hiếm nhất thế giới tại một khu vực hồ ngoại thành Hà Nội cụ thể ở , thị xã Sơn Tây, cách Hà Nội và hồ Đồng Mô không xa.
Loài Giải Sin-hoe (Rafetus swinhoei) còn có tên gọi khác là rùa Hoàn Kiếm, được xem là loài rùa nguy cấp, quý, hiếm nhất thế giới. Đây cũng là loài rùa nổi tiếng nhất Việt Nam. Cá thể rùa vừa được phát hiện đã nâng số lượng rùa Hoàn Kiếm hiện có trên toàn thế giới lên con số 4 ít ỏi.
Tháng 1-2016, "cụ" rùa khổng lồ, cá thể rùa Hoàn Kiếm cuối cùng sống tại hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), với tuổi thọ ước tính trên 100 tuổi đã ra đi.
Rùa trong hồ Hoàn Kiếm đã gắn liến với truyền thuyết vào thế kỷ 15, sau khi đánh bại quân xâm lược nhà Minh, vua Lê Lợi đã trả gươm báu cho Rùa thần khi thuyền nhà vua dạo chơi trên hồ. Truyền thuyết này đã tạo nên màu sắc huyền bí, khiến rùa Hoàn Kiếm trở thành một sinh vật linh thiêng, được tôn thờ trong văn hóa Việt.
Tuy mang giá trị văn hóa to lớn, loài rùa Hoàn Kiếm hiện đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng.
Ở hầu hết các khu vực phân bố của loài, các các thể đã bị săn bắt để tiêu thụ tại địa phương ở mức giá thấp tương tự các loài cá.
Từ năm 2003, Chương trình Bảo tồn rùa châu Á thuộc Tổ chức Indo-Myanmar Conservation (IMC), một tổ chức bảo tồn có trụ sở tại Anh, đã tiến hành các cuộc điều tra phỏng vấn tại nhiều khu vực thuộc 18 tỉnh miền Bắc Việt Nam để tìm kiếm các khu vực sông, hồ, và đất ngập nước nơi loài rùa từng phân bố.
Loài rùa đặc biệt này đã từng được tìm thấy tại hầu hết các khu vực thuộc đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên, các các thể rùa lớn với trọng lượng cơ thể có thể đạt đến trên 150kg đã bị săn bắt mạnh mẽ trong suốt thập niên 1970 và 1980, cho đến tận những năm cuối của thập niên 1990.
Rùa Hoàn Kiếm được tin rằng đã gần bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên. Tính đến năm 2016, chỉ có 3 cá thể của loài được ghi nhận còn tồn tại trên thế giới.
Trong đó, hai cá thể đang được nuôi tại Vườn thú Tô Châu, Trung Quốc. Cặp rùa này gồm một cá thể cái và cá thể đực già đã được ghép đôi sinh sản từ năm 2008 nhưng các nỗ lực nhân giống vẫn chưa thành công do trứng rùa không được thụ tinh.
Bức ảnh cá thể rùa tại hồ Xuân Khanh được chụp vào tháng 5-2017. Rất khó để định loại loài dựa trên bức ảnh này - Ảnh: Nguyễn Văn Trọng - ATP/IMC
Trong khi đó, cá thể rùa hoang dã duy nhất đã được các cán bộ ATP tìm thấy tại khu vực hồ Đồng Mô, phía Bắc Hà Nội vào năm 2007.
Qua các cuộc khảo sát, nhiều khu vực ưu tiên cho công tác bảo tồn loài đã được xác định. Tuy nhiên, đối với phần lớn các khu vực này, có thể loài rùa này đã biến mất hoàn toàn ở nhiều khu vực.
Các nhà khoa học cho biết loài rùa này có tập tính bí ẩn, hiếm khi nổi và lên bờ tắm nắng, thường sử dụng phần lớn thời gian của mình ở các vùng nước sâu. Điều này khiến cho việc định dạng các cá thể được ghi nhận, có thể chỉ một cá thể duy nhất, là vô cùng khó khăn và tốn thời gian.
Để giải quyết vấn đề này, ATP/IMC đã hợp tác với Tổ chức Turtle Survival Alliance (TSA) của Mỹ và Tiến sỹ Caren Goldberg thuộc Đại học bang Washington của Mỹ để ứng dụng kỹ thuật Gen môi trường (eDNA) trong việc tìm kiếm loài rùa này.
Anh Nguyễn Tài Thắng, cán bộ ATP/IMC tiến hành điều tra quan sát tại hồ Xuân Khanh, Việt Nam - Ảnh: Nguyễn Văn Trong - ATP/IMC.
eDNA là một kỹ thuật mới được nghiên cứu và ứng dụng trong nghiên cứu rùa và động vật hoang dã. Kỹ thuật này tập trung vào việc phát hiện các dấu vết di truyền nhỏ nhất trong mẫu nước được thu tại nơi cần xác minh sự tồn tại của một loài rùa động vật nào đó.
Phương pháp này thường được áp dụng đối với các loài cá và lưỡng cư, gần đây, kỹ thuật này đã được ứng dụng với các loài rùa nguy cấp.
ATP/IMC đã thu thập mẫu nước từ nhiều hồ khác nhau, bao gồm hồ Đồng Mô nơi cá thể rùa Hoàn Kiếm hoang dã duy nhất được biết đến còn tồn tại. Tuy nhiên, các mẫu eDNA đã không mang lại kết quả như mong đợi.
Vào cuối năm 2016, ATP/IMC có tin tức về một cá thể rùa mai mềm kích thước lớn được nhìn thấy ở hồ Xuân Khanh, thị xã Sơn Tây, cách Hà Nội và hồ Đồng Mô không xa.
Hồ Xuân Khanh đã được các nhà khoa học tập trung khảo sát vào năm 2012.
Vào thời gian đó, đã xuất hiện một bức ảnh chụp một cá thể rùa lớn trên hồ. Tuy nhiên, bức ảnh này không đủ rõ để xác nhận đây là ảnh một cá thể rùa.
Các đợt quan sát trong thời gian này cũng không cho kết quả khả quan. Với thông tin mới vào năm 2016, ATP/IMC đã quyết định tiến hành thêm các đợt quan sát trong năm 2017.
Sau hàng nghìn giờ quan sát, nhóm đã quan sát được cá thể rùa một vài lần. Đặc biệt, vào tháng 5-2017, cuối cùng, một bức ảnh rùa đã được chụp bởi anh Nguyễn Văn Trọng, một cựu ngư dân tham gia vào công tác bảo tồn cùng với ATP/IMC từ năm 2007.
Anh Nguyễn Văn Trọng, cán bộ ATP/IMC, đang tiến hành lọc mẫu nước tại hồ để chuẩn bị cho phân tích gen môi trường - Ảnh: Nguyễn Tài Thắng - ATP/IMC
Bức ảnh với chất lượng tốt hơn cho thấy đây là một cá thể rùa mai mềm lớn, nhưng lại không đủ tốt để định dạng loài.
ATP/IMC quyết định đã đến lúc cần phải tiến hành thu mẫu eDNA và tiến hành phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm thuộc Đại học bang Washington. Kết quả phân tích dương tính với kết luận rằng các dấu vết di truyền từ các mẫu nước phù hợp với các mẫu hiện có của loài, cho thấy rằng cá thể rùa trong hồ là một cá thể thuộc loài rùa Hoàn Kiếm.
Phát hiện này đã nâng tổng số lượng cá thể của loài hiện được biết đến trên thế giới lên con số bốn.
Chương trình Bảo tồn rùa châu Á đánh giá kết quả này mang lại hy vọng mới, với khả năng ghép đôi các cá thể hoang dã trong môi trường có kiểm soát để phục vụ mục đích nhân giống bảo tồn.
Thăm dò ý kiến
Theo bạn, kết quả nghiên cứu cho thấy rùa hồ Gươm có họ hàng ở hồ Xuân Khanh có đáng tin không?
Bạn có thể chọn nhiều mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận