21/12/2019 20:27 GMT+7

Đa thức: Nghệ sĩ múa thèm khát điều gì? Làm thế nào để chế ngự sân khấu?

MAI THỤY
MAI THỤY

TTO - Bắt nguồn câu chuyện từ sân khấu của các nghệ sĩ múa - nơi họ tương tác và tạo ra các vở diễn, Đa thức tìm tòi những phức cảm trong người nghệ sĩ: họ nghĩ gì về vị trí, quyền lực của mình trong vở múa?

Đa thức: Nghệ sĩ múa thèm khát điều gì? Làm thế nào để chế ngự sân khấu? - Ảnh 1.

Nguyễn Quang Tư, Lâm Duy Phương - Ảnh: MAI THỤY

Hóa ra quay quanh những nghệ sĩ không chỉ có chuyện sáng tác và cơm áo gạo tiền. Hóa ra bấy lâu nay người ta đi xem múa mà ít để ý đến những cuộc chiến đấu âm thầm ở chính các diễn viên.

Ở vở Đa thức, cuộc chiến ấy là một "tảng đá" nặng trịch mà biên đạo Ross Mccormack đặt lên vai nghệ sĩ lẫn người xem.

Đa thức: Nghệ sĩ múa thèm khát điều gì? Làm thế nào để chế ngự sân khấu? - Ảnh 2.

Trong Đa thức, tự do không nằm ở sự thờ phụng hay cái tôi bản ngã, mà nằm ở những cánh chim thiên nga cùng đậu bên hồ - Ảnh: MAI THỤY

1. "Tôi gắn những tảng đá trong vở diễn với các huyền thoại mà tôi từng được nghe kể. Tôi có nghe một phép so sánh rằng bằng một cách nào đó, sự tồn tại của những hòn đá trong tự nhiên chỉ là từ từ nhỏ dần, nhỏ dần đến khi chúng biến thành hạt bụi.

Tôi cũng thích cái cách những hòn đá khiến cơ thể gặp khó khăn. Các nghệ sĩ phải đứng trên một thứ khá chông chênh, phải di chuyển liên tục, đôi khi phải mang theo nó" - Ross Mccormack nói.

Ông là biên đạo của vở múa Đa thức, diễn ra trong hai đêm 20 và 21-12 tại Nhà hát Quân đội (140 Cộng Hòa, Q.Tân Bình, TP.HCM) với sự tham gia của sáu vũ công Việt Nam.

Một trích đoạn hấp dẫn trên nền âm điệu từ nhạc khí Tây Nguyên trong vở múa Đa thức - Video: KHẢ LINH

Lời chia sẻ của biên đạo người New Zealand là một lối dẫn vào Đa thức. Là một vở múa theo kiểu drama, nghĩa là Đa thức có một cốt truyện với những phương thức đóng mở ba hồi tương tự một vở kịch.

Bắt nguồn câu chuyện từ sân khấu của các nghệ sĩ múa - nơi họ tương tác và tạo ra các vở diễn, Đa thức tìm tòi những phức cảm trong người nghệ sĩ: họ nghĩ gì về vị trí, quyền lực của mình trong vở múa? Họ thèm khát điều gì và làm thế nào để chế ngự được sân khấu?

Một trích đoạn của vở múa Đa thức - Video: KHẢ LINH

2. Thế nhưng một vở múa hiếm khi là sự trình diễn độc lập khi có các vũ công, các biên đạo, nhạc sĩ và lô lốc những vai được phân sẵn. Nghệ sĩ trên sân khấu bị ràng buộc bởi vai trò của mình và ham muốn tỏa sáng.

Để thỏa mãn những câu hỏi đè nén bên trên, các vũ công chỉ có ngôn ngữ cơ thể là phương thức trả lời duy nhất. Họ khoanh vùng tự trị và luôn tìm cách mở rộng hòng tăng cường phạm vi ảnh hưởng của mình.

Xuyên suốt vở múa, những tảng đá và cây tre được biên đạo chuyển hóa thành cặp hình tượng sóng đôi thú vị. Cây tre vừa làm đường thẳng chia cắt không gian giữa các nghệ sĩ, vừa là một vật tổ để họ sùng bái.

Trong ngôn ngữ của Đa thức, vũ công trở thành người thờ phụng và gần phía đỉnh cây tre là nơi cư ngụ của các vị thần. Những tảng đá nằm ở phía đối lập, chỉ dành cho bản ngã và địa vị của từng con người riêng lẻ.

Diễn giải như thế, vở múa của biên đạo Ross Mccormack dễ trở thành cuộc cạnh tranh giữa cái riêng - vị trí của tôi - với cái toàn thể - một màn trình diễn. Tuy nhiên, Ross Mccormack biết cách khiến người xem bất ngờ.

Đa thức: Nghệ sĩ múa thèm khát điều gì? Làm thế nào để chế ngự sân khấu? - Ảnh 5.

Sân khấu không chỉ là nơi các nghệ sĩ trình diễn, mà còn là nơi họ tìm câu trả lời cho vị trí, sự ảnh hưởng của mình - Ảnh: MAI THỤY

Ông đưa các vũ công thuộc nhiều thể loại (ballet, hip hop, popping...) vào một cuộc chiến mà ở đó họ phải vừa hoàn thành cấu tứ vở diễn, vừa phải cho khán giả cảm nhận được sự chồng chéo phạm vi ảnh hưởng giữa họ như thế nào.

Cuối cùng, ông đặt vũ công của mình đứng giữa ba lựa chọn: cái tôi cô độc, cái chung bóp nghẹt cá nhân và sự hòa quyện thăng hoa, tự do.

3. Biên đạo Ross Mccormack đã mang đến Đa thức nhiều tính kịch, điện ảnh. Ông tổ chức một vòng lặp ở phần mở màn và kết thúc để cho thấy sự mong manh của những lựa chọn và thực tế trần trụi trong nghề múa: đôi khi tự do không phải là bắt đầu hay kết thúc, nó chỉ nằm ở đoạn giữa của một vở diễn nhiều hồi.

Đa thức: Nghệ sĩ múa thèm khát điều gì? Làm thế nào để chế ngự sân khấu? - Ảnh 6.

Sân khấu không chỉ là nơi các nghệ sĩ trình diễn, mà còn là nơi họ tìm câu trả lời cho vị trí, sự ảnh hưởng của mình - Ảnh: MAI THỤY

Cũng vì những điều như vậy, Đa thức một mặt là không gian ứng tác của các vũ công, mặt khác lại là nơi họ vật lộn cùng các điệu thức mới mẻ, tìm cách hòa hợp, hòa nhịp với bạn diễn mà không mất đi chất của mình.

Từ đó, âm nhạc do nhạc sĩ Jason Wright sáng tác, dựa trên âm thanh điện tử và các nhạc cụ truyền thống ở Tây Nguyên, đã kết nối họ như một chất xúc tác bản địa để khiến cuộc chiến càng thêm dồn dập.

Đa thức có rất ít nốt trầm, hầu như toàn bộ vở diễn là không khí cuồng nhiệt và trăn trở của những vũ công trẻ. Đa thức cũng như một lát cắt đời thường trong nghiệp múa của họ nhưng đã được sân khấu hóa với những tính toán kỹ lưỡng, còn cuộc sống thực tế dĩ nhiên là một cơn lốc.

Vũ Ngọc Khải tài năng, sinh ra để múa Vũ Ngọc Khải tài năng, sinh ra để múa

TTO - "Học xong về đến nhà tôi chỉ muốn ngất lịm đi, tôi đã nghĩ mình cũng ăn thịt, ăn phômai như người ta, tại sao thể lực vẫn yếu?" - nghệ sĩ, biên đạo múa Vũ Ngọc Khải hồi tưởng những ngày khổ luyện ở châu Âu.

MAI THỤY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp