26/04/2016 14:35 GMT+7

Đa nghề với ngành Khoa học Máy tính

Sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính có thể làm việc ở các phạm vi và lĩnh vực khác nhau.

ĐH Công nghệ thông tin
ĐH Công nghệ thông tin

Mục tiêu đào tạo

Sinh viên tốt nghiệp chương trình Cử nhân Khoa học máy tính phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Có kiến thức cơ bản và chuyên sâu về khoa học máy tính và công nghệ thông tin, có khả năng thiết kế các hệ thống xử lý tính toán phức tạp, các phần mềm có chất lượng khoa học và công nghệ cao, thử nghiệm, quản lý các hệ thống máy tính, các hệ thống tin học.

- Có khả năng triển khai xây dựng các hệ thống ứng dụng tin học và phân tích, thiết kế xây dựng các phần mềm có giá trị thực tiễn cao, có tính sáng tạo, đặc biệt là các ứng dụng thông minh dựa trên việc xử lý tri thức, xử lý ngữ nghĩa và ngôn ngữ tự nhiên.

- Có khả năng tự học học tập, phân tích độc lập và nghiên cứu các vấn đề chuyên sâu về lĩnh vực Công nghệ thông tin và ứng dụng liên quan; có thể tiếp tục học tập ở bậc đào tạo sau đại học.

- Có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp trong các tình huống nảy sinh trong quá trình làm việc, phân tích và đề xuất giải pháp phù hợp với thực tế để giải quyết. Có khả năng thiết lập các mục tiêu khả thi, lập kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế để hoàn thành công việc được giao.

- Có khả năng giao tiếp xã hội, làm việc hợp tác, làm việc nhóm và làm việc trong một tổ chức; có khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm để giải quyết các tình huống nghề nghiệp khác nhau.

- Có trình độ tiếng Anh tốt, có thể giao tiếp, làm việc với các chuyên gia, đồng nghiệp nước ngoài.

Vị trí và khả năng làm việc sau tốt nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính có thể làm việc ở các phạm vi và lĩnh vực khác nhau như:

1) Chuyên viên phân tích, thiết kế, cài đặt các đề án công nghệ thông tin đáp ứng các ứng dụng khác nhau trong các cơ quan, công ty, trường học...

2) Có thể làm việc với vai trò là một Chuyên viên lập dự án, lên kế hoạch, hoạch định chính sách phát triển các ứng dụng tin học, hoặc một lập trình viên phát triển các phần mềm hệ thống.

3) Làm việc trong các công ty sản xuất, gia công phần mềm trong nước cũng như nước ngoài. Làm việc tại các công ty tư vấn đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin hoặc làm việc tại bộ phận CNTT.

4) Cán bộ nghiên cứu khoa học và ứng dụng CNTT ở các viện, trung tâm nghiên cứu, cơ quan nghiên cứu của các Bộ, Ngành, các trường đại học, cao đẳng.

5) Giảng dạy các môn liên quan đến khoa học máy tính tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và các trường phổ thông.

Quan điểm xây dựng chương trình đào tạo

- Chương trình đào tạo theo tín chỉ nhằm phục vụ thực thi mục tiêu đào tạo, vừa cung cấp nền tảng kiến thức, phương pháp tư duy và phong cách làm việc hiện đại, hiệu quả vừa phải định hướng khả năng ứng dụng của sinh viên.

- Các kiến thức cơ sở được đặt trọng tâm, các kiến thức chuyên môn sẽ được giới thiệu và truyền đạt trên cơ sở nguyên lý chung, tạo điều kiện cho sinh viên tăng cường động cơ tự nghiên cứu tìm tòi, giúp sinh viên hình thành căn bản vững chắc cho việc phát triển kiến thức và kỹ năng chuyên môn, tăng cường khả năng thích nghi tốt với thực tế làm việc.

- Chương trình đào tạo ngành Cử nhân Khoa học máy tính mang tính liên ngành, tính nghiên cứu và tính ứng dụng cao, phù hợp với nhu cầu nhân lực Công nghệ thông tin của xã hội hiện nay..

- Chương trình gần với chương trình đào tạo ngành Khoa học máy tính của nhiều trường đại học trên thế giới để có thể hợp tác quốc tế và đào tạo nâng cao sau này. Trong tương lai có thể có nhiều hình thức đào tạo ngoài chính quy nhưng tất cả đều có chung một chương trình đào tạo thống nhất với chất lượng đào tạo như nhau.

Cử nhân Khoa học máy tính được đào tạo hệ chính quy tập trung trong 4 năm. Áp dụng cho các khóa tuyển sinh từ năm học 2012 ngành Khoa học máy tính, hệ chính quy.

Sự khác biệt giữa Khoa học máy tính với chương trình đào tạo cử nhân tài năng

Chuẩn đầu ra:

Chương trình đào tạo cử nhân tài năng được xây dựng trên nền tảng chương trình khung của ngành Khoa học máy tính, trong đó chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo tài năng có những điểm khác biệt đặc trưng so với hệ đào tạo chính qui:

· Tính chuyên sâu trong các môn học: Chương trình đào tạo hệ cử nhân tài năng được thiết kế với yêu cầu về trình độ cao hơn và nội dung rộng hơn, sâu hơn theo hướng nâng cao, đặc biệt là ở các môn học thuộc chuyên ngành. Bên cạnh các bài giảng mang tính chất chuyên sâu, nội dung kiến thức của các môn học trong hệ tài năng có tính cập nhật cao hơn.

· Chất lượng của khóa luận tốt nghiệp: Sinh viên hệ tài năng được làm quen với nghiên cứu khoa học và tăng cường khả năng giải quyết vấn đề thông qua các chuyên đề nghiên cứu, các seminar chuyên đề trước khi làm khóa luận tốt nghiệp. Do đó, khóa luận tốt nghiệp của sinh viên có giá trị khoa học cao hơn.

· Đề tài nghiên cứu và bài báo khoa học: Với việc tiếp cận với nghiên cứu từ sớm, sinh viên hệ tài năng có khả năng tham gia vào các đề tài nghiên cứu và có công bố kết quả nghiên cứu trên các tạp chí khoa học, báo cáo tại hội nghị khoa học chuyên ngành KHMT.

Các sinh viên hệ Cử nhân Tài năng có năng lực tham gia các chương trình hợp tác đào tạo với các giáo sư nước ngoài và sớm đi vào nghiên cứu khoa học. Hiện nay các sinh viên hệ Cử nhân Tài năng đã góp phần không nhỏ trong việc thu hút sự quan tâm hợp tác của các giáo sư Việt kiều và nước ngoài.

Môn học tự chọn:

Sinh viên hệ tài năng bắt buộc chọn hai môn học tự chọn chuyên sâu: Chuyên đề Nghiên cứu khoa học (CS301) và Seminar (CS302). Trong các môn học nghiên cứu chuyên sâu, sinh viên sẽ tự chọn chủ đề nghiên cứu theo các giảng viên tham gia gia giảng dạy trong môn học đó.

Khối kiến thức tốt nghiệp

Sinh viên hệ tài năng bắt buộc phải thực hiện Khóa luận tốt nghiệp.

Bằng tốt nghiệp

Sinh viên hệ tài năng được xét cấp bằng “Cử nhân tài năng” (Honors Program) của trường Đại học Công nghệ thông tin – ĐHQG HCM.

Các thuật ngữ

Các loại khối kiến thức:

- Khối kiến thức giáo dục đại cương

- Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

- Khối kiến thức tốt nghiệp

Các loại môn học đại cương thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương:

- Môn lý luận chính trị (không dùng chữ “môn chính trị”)

- Môn toán, tin học, khoa học tự nhiên

- Môn ngoại ngữ

- Môn giáo dục thể chất

- Môn giáo dục quốc phòng

Các loại môn học thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:

- Môn học cơ sở nhóm ngành: bắt buộc cho SV toàn trường

- Môn học cơ sở ngành: bắt buộc cho SV theo chương trình đào tạo này

- Môn học chuyên ngành X: có thể có các mức độ bắt buộc, tự chọn hẹp, hoặc tự chọn tự do (bên dưới)

- Môn học khác

Các loại môn học thuộc khối kiến thức tốt nghiệp:

- Thực tập doanh nghiệp (không dung chữ “thực tập tốt nghiệp”, “thực tập”)

- Môn học chuyên đề tốt nghiệp

- Khóa luận tốt nghiệp

Các mức độ bắt buộc của một môn học:

- Bắt buộc: bắt buộc đối với một loại đối tượng sinh viên X (tất cả SV trường, hoặc sinh viên khoa/bộ môn X, hoặc sinh viên ngành X, hoặc sinh viên chuyên ngành X)

- Tự chọn hẹp: bắt buộc chọn M môn học trong N môn học (M<N) đối với một loại đối tượng sinh viên X (tất cả SV trường, hoặc sinh viên khoa/bộ môn X, hoặc sinh viên ngành X, hoặc sinh viên chuyên ngành X)

- Tự chọn tự do: không bắt buộc đối với mọi đối tượng sinh viên

Đối tượng tuyển sinh:

- Đối tượng 1: Tuyển các thí sinh dự thi theo khối A, A1, không phải bổ túc kiến thức.

- Đối tượng 2 - tuyển thẳng: Các học sinh giỏi là thành viên đội tuyển quốc gia hoặc đạt giải nhất, nhì các môn Toán, Lý, Tin học trong các kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 toàn quốc.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp