Phóng to |
Ông Erik Schweikhardt - Ảnh: NHÂN TÂM |
Ông Erik Schweikhardt - cố vấn trưởng văn phòng dự án của GIZ tại Đà Nẵng - cho biết:
- Chỉ còn thời gian từ nay đến tháng 10-2013 để hoàn thành bốn phần chính của dự án. Đó là đưa ra chiến lược phát triển môi trường với lộ trình định hướng về giới dưới sự chỉ đạo của Sở Tài nguyên - môi trường; giám sát, đánh giá và lập báo cáo về tình hình rác thải, không khí và nước; quy hoạch tổng thể về các kế hoạch hành động thân thiện với môi trường; làm thí điểm bằng cách chọn một khu vực cải thiện đặc biệt, tái chế chất thải rắn và ủ phân composit. Các công việc này được làm xen kẽ trong thời gian này.
* Sau khi thực hiện dự án, TP Đà Nẵng sẽ được những gì?
- Kết quả có được ngay là chúng ta có kỹ năng giám sát và đánh giá chính xác về các vấn đề liên quan đến môi trường trong TP, xây dựng được lộ trình hướng đến việc cải thiện chất lượng nước, không khí và xây dựng một mạng lưới đồng bộ về đánh giá các tác động. Hơn thế nữa, từ hai công trình thí điểm ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm.
* Làm thế nào để các cơ quan ở TP áp dụng vào thực tế những kết quả đạt được từ việc tham gia dự án này?
- TP Đà Nẵng là một trong những địa phương có kế hoạch thực hiện cải thiện môi trường nghiêm túc. Các bên liên quan chỉ cần chịu ngồi lại với nhau thường xuyên theo chế độ từng tuần, từng tháng mổ xẻ từng công việc cụ thể để cải thiện môi trường khí hậu. Đó là cách tốt nhất để đi vào thực tế công việc, không để nó chỉ là những tài liệu trôi dần theo năm tháng.
* Theo ông, vấn đề quan trọng nhất Đà Nẵng cần giải quyết trước là gì?
- Đó chính là cải thiện hệ thống xử lý nước thải. Tại các khu công nghiệp ở TP Đà nẵng, nước thải không được xử lý đúng mực, nhiễm độc môi trường đất và nước, cuối cùng là ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Tôi nghĩ việc cải thiện này phải bắt nguồn từ ý thức của những người tham gia thải ra những chất thải này. Họ phải hiểu tầm quan trọng của việc đầu tư nghiêm túc các hệ thống xử lý nước thải.
Các vấn đề tiếp theo là tiết kiệm điện và phát triển hệ thống giao thông công cộng.
* Ông có thể nói rõ hơn mối liên hệ giữa giao thông công cộng và môi trường TP?
- Đúng là còn quá sớm để nói chuyện này nhưng TP nên tính đến từ bây giờ. TP có đủ điều kiện để phát triển giao thông công cộng sử dụng công nghệ sạch và hệ thống tàu điện ngầm để giảm lượng xe di chuyển trên đường, tức là giảm thải ô nhiễm môi trường. TP có thể nhờ Ngân hàng Thế giới hỗ trợ nghiên cứu làm việc này.
* Năm 2008: UBND TP Đà Nẵng phê duyệt dự án cải thiện môi trường và khí hậu TP Đà Nẵng, hướng đến năm 2020 trở thành “Thành phố thân thiện môi trường”. * Tháng 6-2010: Dự án hỗ trợ phát triển Đà Nẵng - thành phố môi trường do Bộ Hợp tác kinh tế và phát triển Liên bang Đức tài trợ thông qua GIZ được ký kết. * Tháng 5-2011: UBND TP và GIZ ký kết thỏa thuận hợp tác và thống nhất lộ trình tổng thể việc thực hiện dự án. * Tháng 12-2011: UBND TP, GIZ và các sở, ban, ngành lần đầu tiên tổ chức các nhóm thảo luận bốn vấn đề trọng tâm của dự án và thống nhất cách làm. * Tháng 4-2012: Có khả năng giám sát, đánh giá và phân tích các vấn đề liên quan đến môi trường. * Tháng 10-2013: Giới thiệu các công nghệ giải pháp hoàn thiện để cải thiện môi trường TP Đà Nẵng. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận