07/11/2023 11:45 GMT+7

Đà Lạt phải xanh hơn, sạch hơn, đẹp hơn

Đà Lạt phải xanh hơn, sạch hơn, đẹp hơn, thân thiện hơn để du khách tìm đến với mình!

Cầu đáy kính 7D tại Thung lũng tình yêu - Ảnh: D.K.

Cầu đáy kính 7D tại Thung lũng tình yêu - Ảnh: D.K.

Là người say đắm Đà Lạt, đã từng ghé thăm Đà Lạt rất nhiều lần, tôi viết ra đây những suy nghĩ chủ quan này, với mong muốn góp phần làm Đà Lạt mãi xanh, mãi sạch, mãi đẹp.

Giao thông công cộng "xanh" cho Đà Lạt

Đà Lạt nên sớm hình thành mạng lưới giao thông công cộng với những xe buýt điện xanh, sạch, tiện nghi, để khách du lịch có thể dễ dàng đi từ sân bay về thành phố và ngược lại, có thể đến khắp nơi trong thành phố, đến cả những điểm xa như chùa Linh Ẩn, Trúc Lâm thiền viện, Cầu Đất.

Mời bạn đọc gửi bài đóng góp cho Diễn đàn hiến kế phát triển du lịch Đà Lạt bền vững về địa chỉ [email protected]. Thời gian nhận bài đến ngày 20-11-2023. Tuổi Trẻ Online cảm ơn bạn.

Giao thông công cộng giúp khách tiết kiệm, thư giãn, và nhất là tránh được tình huống bị chặt chém, vẽ vời khi đi taxi.

Một khi giao thông công cộng đã ổn định, phát huy tác dụng thì có thể dùng biện pháp kinh tế/hành chính để hạn chế xe cá nhân di chuyển trong thành phố.

Lúc đó nạn kẹt xe, nạn ô nhiễm tiếng ồn, khói bụi sẽ giảm đáng kể, trả lại cho Đà Lạt bầu không khí trong lành yên ả mà du khách kỳ vọng khi đến với Đà Lạt.

Bên cạnh đó, phát triển thêm xe buýt hop-on hop-off, có lộ trình và thời khóa biểu cố định. Khách có thể lên xe, xuống xe, lên lại xe ở bất kỳ trạm dừng nào bao nhiêu lần trong này cũng được. Loại hình xe buýt này rất phổ biến trên thế giới, giúp du khách linh động khi tham quan. Họ có thể ở lại thêm nơi mình thích và rút ngắn thời gian tham quan ở chỗ không hợp với mình.

Cho du khách đắm mình với thiên nhiên khi tới Đà Lạt

Vườn hồng chín vàng thấp thoáng bên những mái nhà Đà Lạt trong thời điểm phố núi sắp lập đông - Ảnh: MINH AN

Vườn hồng chín vàng thấp thoáng bên những mái nhà Đà Lạt trong thời điểm phố núi sắp lập đông - Ảnh: MINH AN

Đi bộ đường dài (hiking/trekking) giữa thiên nhiên, trong rừng, leo núi, băng qua những con suối, dừng chân bên thác nước, xuyên qua những ngôi làng của người dân tộc đang là xu hướng du lịch của một bộ phận không nhỏ du khách, nhất là du khách trẻ, du khách Tây.

Họ muốn được đắm mình trong thiên nhiên, tìm hiểu về đất nước con người bản địa, về đời sống của các dân tộc.

Đà Lạt có núi rừng bát ngát, có suối róc rách, có thác nước hùng vĩ, có dân tộc thiểu số sinh sống. Quá đủ để mở ra những con đường đi bộ như thế, với nhiều cấp độ khó - dễ khác nhau để mọi thành phần du khách đều có thể tham gia, và tham gia trải nghiệm trong an toàn tuyệt đối.

Khách du lịch Tây rất thích tìm hiểu lối sống, tập tục của người dân tộc. Họ thích nghỉ tại nhà, ăn chung mâm, cùng sinh hoạt với gia đình người dân tộc để trải nghiệm đời sống của họ. Một dạng homestay đúng nghĩa. Do vậy nên khuyến khích, hỗ trợ cho các đồng bào người dân tộc để họ có thể đón khách du lịch vào nhà, vừa tạo thêm thu nhập cho họ, vừa tạo trải nghiệm cho du khách.

Thành phố ngàn hoa

Đà Lạt đã vào mùa hoa dã quỳ - Ảnh: ĐỨC THỌ

Đà Lạt đã vào mùa hoa dã quỳ - Ảnh: ĐỨC THỌ

Đà Lạt được trìu mến gọi là thành phố ngàn hoa, với vô vàn loài hoa khoe sắc. Đà Lạt nên phủ thêm hoa trên các đường phố nội ô, khuyến khích nhà phố trồng cây xanh trồng hoa trên ban công, trước nhà.

Đà Lạt có mai anh đào, phượng tím, mimosa là các loài hoa "thương hiệu" nên trồng tập trung để tạo nên những cung đường, những công viên hoặc những ngọn đồi phủ đầy những loại hoa này.

Trồng như vậy vừa tạo mảng xanh, vừa tô điểm sắc màu, vừa làm nhẹ đi cảm giác ngột ngạt do việc bê tông hóa quá mức. Thử hình dung Hồ Xuân Hương với mai anh đào phủ kín bờ hồ sẽ tạo cảnh quan tuyệt đẹp, vô cùng thơ mộng như thế nào.

Một ngọn đồi được phủ sắc đỏ của đỗ quyên, rồi có đường đi bộ cho du khách lên thưởng lãm, sẽ là nơi lí tưởng để du khách bỏ thời gian đến thăm, và đem về nhà những lưu luyến.

Đà Lạt cũng là nơi thích hợp để xây dựng một vườn thực vật (botanical garden) tầm cỡ, sưu tầm, ươm trồng tất cả các loại cây, hoa để trưng bày một cách nghệ thuật cho công chúng thưởng lãm. Nó có chức năng rộng hơn vườn hoa. Các thành phố lớn trên thế giới đều có vườn thực vật. Và đây sẽ là điểm dừng chân không thể thiếu của du khách.

Việc quảng bá du lịch Đà Lạt nên được đẩy mạnh. Phải có một website riêng biệt, chuyên nghiệp, bắt mắt, đầy ắp thông tin được cập nhật thường xuyên liên tục, tương tác tốt với người dùng; để giới thiệu về cảnh quan, về ẩm thực, về con người, về văn hóa Đà Lạt. 

Website cũng sẵn sàng tư vấn cho du khách những nơi lưu trú thích hợp, những quán ăn đặc sản, những quán cà phê ngon view đẹp, phương tiện đi lại phù hợp. Qua thông tin trên website này du khách có thể lên được một kế hoạch tham quan, nghỉ dưỡng tại Đà Lạt phù hợp cho bản thân và gia đình. 

Hiện thời thông tin về Đà Lạt còn thiếu, còn hời hợt, không chính thống. Ví dụ đầu năm nay Hồ Than Thở đang được nạo vét tôn tạo, mà không có thông tin nào về việc này, khiến du khách đến nơi lại ngậm ngùi quay về. 

Viện Sinh học Đà Lạt cũng vậy: đầu năm cũng sửa chữa ngổn ngang, phòng trưng bày đóng cửa, chỉ còn bán sô cô la. Đến nơi mới biết, tốn tiền xe, tốn thời gian, vỡ kế hoạch. Chuyện tưởng như nhỏ nhưng làm cho du khách ngao ngán, đặt dấu hỏi về cách quản lý du lịch của Đà Lạt.

Diễn đàn Hiến kế phát triển du lịch Đà Lạt bền vững kéo dài thời gian nhận bài

Nhằm tìm kiếm những ý tưởng, đề xuất thực tiễn có tác động đến cảnh quan, trật tự, cải thiện chất lượng du lịch và xây dựng lại tình cảm trong lòng du khách, UBND thành phố Đà Lạt sẵn lòng lắng nghe những chia sẻ của người dân, các cơ quan chức năng và các chuyên gia từ chuỗi hoạt động trong diễn đàn "Hiến kế phát triển du lịch Đà Lạt bền vững".

Báo Tuổi Trẻ rất mong nhận được các bài viết và ý kiến đóng góp từ quý độc giả.

  • Thời gian: Từ tháng 10-2023 đến ngày 20-11-2023 (thay vì tới ngày 8-11 như kế hoạch ban đầu)
  • Thông tin đăng tải trên nhật báo Tuổi Trẻ, Tuổi Trẻ Online
  • Lễ trao giải kết hợp hội thảo để lãnh đạo thành phố lắng nghe, tiếp nhận…

HÌNH THỨC:

  • Bài viết tối đa 1.200 chữ, kèm hình ảnh, video là điểm cộng;
  • Bài thiết kế hình ảnh: từ 3 - 8 tấm, kèm chú thích;
  • Bài viết được thể hiện bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh (nếu là người nước ngoài);
  • Các bài, clip hiến kế sẽ được lựa chọn để đăng trên báo Tuổi Trẻ, diễn đàn… Các tác phẩm được chấm nhuận bút. Qua đó, ban tổ chức sẽ xét duyệt chấm giải và trao thưởng;
  • Bài dự thi, hiến kế chưa từng tham gia cuộc thi nào được tổ chức trước đây, không tham gia bất kỳ cuộc thi nào đang diễn ra, chưa từng đăng trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội;
  • Người tham gia chịu trách nhiệm về bản quyền cũng như yêu cầu của ban tổ chức.
  • Bài dự thi gửi về địa chỉ email: hienkedulichdalat@tuoitre.com.vn. Vui lòng cung cấp thông tin tài khoản ngân hàng để tòa soạn gửi nhuận bút sau khi bài đăng.

CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG:

Ban tổ chức sẽ lập hội đồng chuyên môn gồm các chuyên gia, nhà nghiên cứu để xét chấm các ý kiến góp ý, hiến kế chất lượng, có tính góp ý xây dựng cho du lịch Đà Lạt trong tương lai. Qua đó sẽ xét giải cho các bài chất lượng:

  • 1 giải nhất trị giá 10 triệu đồng + kèm voucher du lịch tại Đà Lạt.
  • 1 giải nhì trị giá 7 triệu đồng + kèm voucher du lịch tại Đà Lạt.
  • 1 giải ba trị giá 5 triệu đồng + kèm voucher du lịch tại Đà Lạt.
  • 10 giải khuyến khích trị giá 2 triệu đồng/giải.
Đà Lạt phải xanh hơn, sạch hơn, đẹp hơn - Ảnh 8.

Hiến kế phát triển du lịch Đà Lạt bền vững: Giảm ách tắc, thêm các loại hình vui chơi mới Hiến kế phát triển du lịch Đà Lạt bền vững: Giảm ách tắc, thêm các loại hình vui chơi mới

Độc giả Nguyễn Văn Đông cho rằng cần cấm xây dựng nhà cao hơn 3 tầng ở Đà Lạt, ưu tiên xây dựng khách sạn ở ven thành phố.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: Đà Lạt
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp