04/07/2024 09:27 GMT+7

Đà Lạt cam kết với UNESCO tổ chức đại hội cồng chiêng quốc tế

Đà Lạt cam kết với UNESCO sẽ đưa cồng chiêng của Việt Nam vào đại hội âm nhạc quốc tế và làm nổi bật di sản văn hóa này.

Ông Đặng Quang Tú (mặc áo trắng) trao đổi tại Hội nghị thường niên của Mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO (UCCN) - Ảnh: VŨ LOAN

Ông Đặng Quang Tú (mặc áo trắng) trao đổi tại Hội nghị thường niên của Mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO (UCCN) - Ảnh: VŨ LOAN

Từ TP Braga (Bồ Đào Nha), ông Đặng Quang Tú - chủ tịch UBND TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) - cho biết Đà Lạt đã công bố một số cam kết về nhiệm vụ quốc tế tại Hội nghị thường niên của Mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO (UCCN) diễn ra từ ngày 1 đến ngày 3-7 tại TP Braga.

Theo ông Tú, sau khi trao đổi với ông Ernesto Ottone R. - trợ lý tổng giám đốc UNESCO, lãnh đạo UBND TP Đà Lạt đã đưa ra các nhiệm vụ quốc tế liên quan đến âm nhạc và sẽ thực hiện trong 3 năm tới.

Cụ thể, Đà Lạt sẽ thực hiện chương trình Hòa âm Cồng chiêng Đông Nam Á nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản cồng chiêng Tây Nguyên của Việt Nam và Đông Nam Á, góp phần gìn giữ tri thức bản địa, sự đa dạng các biểu đạt văn hóa, hình thành mạng lưới hợp tác về âm nhạc truyền thống trong khu vực.

Theo UBND TP Đà Lạt, nội dung quan trọng này sẽ triển khai hằng năm. Với sự tham gia của các đội cồng chiêng từ các thành phố Đông Nam Á thông qua triển khai hợp tác với các thành phố trong khu vực; các đội cồng chiêng khu vực Tây Nguyên.

Festival âm nhạc quốc tế Lang Biang sẽ là chương trình văn hóa nghệ thuật quan trọng của Đà Lạt bên cạnh Festival hoa. Festival âm nhạc quốc tế Lang Biang sẽ là sự kiện âm nhạc lớn nhất của Đà Lạt với sự hợp tác của Đà Lạt với các công ty, nhà tổ chức sự kiện giải trí, nghệ thuật lớn trong và ngoài nước.

Dự kiến festival này sẽ tổ chức định kỳ 2 năm/lần. Hoạt động nhằm tôn vinh các ý tưởng và thực hành âm nhạc trên các quy mô và khía cạnh khác nhau, góp phần thúc đẩy các hoạt động sáng tạo trong cộng đồng, trở thành cầu nối đưa các ý tưởng và thực hành âm nhạc đến gần hơn với công chúng.

Các đội cồng chiêng tại Đà Lạt và vùng lân cận đang được duy trì phát triển trong nhiều năm qua - Ảnh: M.V.

Các đội cồng chiêng tại Đà Lạt và vùng lân cận đang được duy trì phát triển trong nhiều năm qua - Ảnh: M.V.

Chương trình "Thanh âm của đại ngàn" kêu gọi hành động phát triển bền vững thông qua âm nhạc, tập huấn kiến thức và thực hành âm nhạc với sự tham gia của cộng đồng.

"Thanh âm của đại ngàn" dự kiến sẽ triển khai hằng năm với các hoạt động trại sáng tác âm nhạc quốc tế tại Đà Lạt, để nâng cao vai trò của âm nhạc trong giải quyết các thách thức phát triển bền vững; các tác phẩm xuất sắc được hỗ trợ sản xuất, quảng bá và được lựa chọn biểu diễn, triển lãm trong Festival âm nhạc quốc tế Lang Biang.

Chương trình kêu gọi các cá nhân làm việc trong lĩnh vực âm nhạc tham gia, khuyến khích các nghệ sĩ đến từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương và châu Phi.

65 danh hiệu UNESCO, làm sao cân bằng giữa bảo tồn và phát huy giá trị?65 danh hiệu UNESCO, làm sao cân bằng giữa bảo tồn và phát huy giá trị?

Các danh hiệu UNESCO danh giá mang đặc trưng quốc gia nhưng cũng được xem là tài sản của nhân loại. Danh hiệu này đều được các nước coi là nguồn lực, tiềm lực thu hút du lịch, phục vụ mô hình phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp