26/11/2013 01:45 GMT+7

Đã kiểm soát được chất tẩy trắng trong thực phẩm?

MY LĂNG ghi
MY LĂNG ghi

TT - Chất tẩy trắng trong thực phẩm khiến người tiêu dùng lo lắng, nhưng tại TP.HCM bác sĩ Nguyễn Thị Huỳnh Mai (chi cục phó Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM) cho biết người tiêu dùng có thể an tâm khi sử dụng các sản phẩm từ bột, tinh bột.

mnCaeeep.jpgPhóng to
Bún tươi từng “dậy sóng” trên truyền thông thời gian qua khi được phát hiện nhiễm chất phát quang - Ảnh: Thuận Thắng

Huỳnh Mai cho biết:

- Trong 10 tháng vừa qua, ngành y tế đã lấy 885 mẫu giám sát, trong đó tập trung vào những sản phẩm có nguy cơ cao (rau củ quả ngâm và sả bào, sả xay, tỏi xay, bún tươi...). Qua đó phát hiện một số sản phẩm có sử dụng chất tẩy trắng vượt ngưỡng cho phép hoặc các chất làm trắng ngoài danh mục. Ví dụ: bún tươi có chứa tinopal (chất phát quang) và axit oxalic (chất tẩy trắng công nghiệp); sả xay có chất tẩy trắng nằm trong danh mục nhưng vượt ngưỡng cho phép; dừa tươi gọt vỏ thì vỏ có hàm lượng chất tẩy trắng rất cao, dù nước bên trong chưa phát hiện có thôi nhiễm của chất tẩy trắng.

Tỉ lệ mẫu bún chưa đạt: 17,7%

10 tháng đầu năm 2013, các cơ quan chức năng đã kiểm tra, xử lý 7.805 cơ sở vi phạm với tổng số tiền phạt là hơn 16,5 tỉ đồng, đồng thời trên 270 tấn thực phẩm các loại bị buộc tiêu hủy.

Trong số 232 mẫu sản phẩm bún tươi, bánh canh, bánh hỏi, bánh lọt... được lấy thì có 191 mẫu đạt (82,3%), 41 mẫu không đạt (17,7%). “Tỉ lệ này phản ánh trung thực tình hình an toàn thực phẩm về sản phẩm bún tươi của thành phố và kết quả này tương đương kết quả lấy mẫu giám sát ngẫu nhiên của Viện Vệ sinh y tế công cộng vào tháng 9-2013. Sản phẩm bún tươi, bánh canh... có chứa tinopal chỉ ở mức 3,4%, có chứa axit oxalic là 10,4%. Toàn bộ các cơ sở sản xuất, kinh doanh có mẫu không an toàn qua kiểm tra đều bị xử lý vi phạm hành chính, buộc thu hồi và tiêu hủy sản phẩm”, bác sĩ Huỳnh Mai nói.

Được biết, đoàn công tác còn lấy mẫu truy xuất nguồn gốc với 19 mẫu bột nguyên liệu. Kết quả: 11/19 mẫu không đạt (58%). Phân tích về nguồn gốc, có hai tỉnh liên quan cung cấp sản phẩm bột có chứa tinopal, axit oxalic là một trong những nguyên nhân chính gây nên “sự cố về sản phẩm bún tươi nhiễm chất cấm trên địa bàn TP.HCM”. Theo bác sĩ Huỳnh Mai, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP.HCM đã báo cáo với Cục An toàn thực phẩm và phối hợp với các chi cục liên quan trong việc kiểm soát an toàn nguồn nguyên liệu bột, quyết liệt rà soát tất cả cơ sở sản xuất nguồn nguyên liệu bột cung ứng cho các tỉnh thành lớn như TP.HCM, Cần Thơ... Bác sĩ Huỳnh Mai khẳng định: Về rau củ quả, Chi cục Bảo vệ thực vật đã lấy 7.095 mẫu để kiểm tra về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, hàn the, chất tẩy trắng tại các chợ đầu mối và chợ nhỏ lẻ. Kết quả chỉ một mẫu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt ngưỡng.

Dựa vào màu sắc phân biệt thực phẩm có hại

Để tự bảo vệ, người tiêu dùng có thể chọn các thực phẩm không có màu sắc bất thường như tư vấn của bác sĩ Huỳnh Mai: “Những thực phẩm bình thường không dùng chất tẩy trắng thì có màu sắc tự nhiên. Hoặc những thực phẩm có nhựa nhưng sau xay, cắt nhuyễn một thời gian mà vẫn không bị sậm màu, thậm chí trắng hơn, xanh hơn thì chắc chắn người chế biến đã dùng chất tẩy trắng”.

Bà Mai cũng lưu ý các bà nội trợ chú ý chọn mua và sử dụng các loại rau, củ quả tươi, còn nguyên để về nhà gọt vỏ, cắt thái tùy ý trong chế biến món ăn. Hạn chế sử dụng sản phẩm đã qua chế biến, cắt thái sẵn do ta chưa biết việc chế biến, sử dụng phụ gia đã an toàn chưa, có phù hợp với khẩu vị, sức khỏe của cá nhân và gia đình không.

Đáng quan tâm là các biện pháp ngâm, rửa, nấu, chiên (rán)... sẽ không làm mất các chất phụ gia, hóa chất độc nếu đã có.

MY LĂNG ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp