07/06/2024 09:53 GMT+7

D-Day và bài học từ cuộc đổ bộ Normandy

Đối với nhiều người Mỹ, cuộc đổ bộ D-Day lên bờ biển Normandy (Pháp) vào ngày 6-6-1944 là trận chiến nổi tiếng nhất trong Thế chiến 2. Nó chính là khởi đầu dẫn đến sự thất bại của Hitler và kết thúc Thế chiến 2.

Các cựu chiến binh tham dự lễ kỷ niệm 80 năm ngày D-Day ở gần làng Ver-sur-Mer miền tây bắc nước Pháp, trong ngày 6-6 - Ảnh: Reuters

Các cựu chiến binh tham dự lễ kỷ niệm 80 năm ngày D-Day ở gần làng Ver-sur-Mer miền tây bắc nước Pháp, trong ngày 6-6 - Ảnh: Reuters

80 năm sau, trên những bãi biển ở Normandy vẫn còn vang vọng những bài học về lịch sử khủng khiếp, khi 2.500 lính Mỹ đã tử trận chỉ trong ngày 6-6 và khoảng 29.000 người khác thiệt mạng trong trận Normandy sau đó.

Ngày lịch sử

D-Day được coi là cuộc đổ bộ lớn nhất trong lịch sử hiện đại và đã làm thay đổi cục diện của Thế chiến 2. Quan trọng hơn, nó đánh dấu nỗ lực hợp tác chung của quân đồng minh nhằm đánh bại chủ nghĩa phát xít.

Trong vòng 24 giờ, hơn 150.000 quân đồng minh đổ bộ xuống các bờ biển Normandy của nước Pháp đang bị Đức quốc xã chiếm đóng, trong đó có 73.000 người Mỹ, 60.000 người Anh và 15.000 người Canada để bắt đầu cuộc phản công trên bộ.

Năm nay, các nhà lãnh đạo phương Tây tề tựu tại Normandy để kỷ niệm sự kiện này.

Họ muốn làm sống lại tinh thần hợp tác giữa các quốc gia đồng minh và nhấn mạnh một cách sâu sắc những bài học của Thế chiến 2, khi chính sách nhượng bộ của Anh từ năm 1937 - 1939 đã tạo điều kiện cho Hitler có thể sáp nhập một phần của Tiệp Khắc, sau đó tiến vào Ba Lan và tấn công khắp châu Âu cho đến khi ông ta bị ngăn chặn.

Để kỷ niệm cuộc đổ bộ D-Day, các nhà lãnh đạo đã đặt vòng hoa trước mộ các liệt sĩ, tôn vinh những người đã chiến đấu và hy sinh trong Thế chiến 2. 

Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Ý Sergio Mattarella cũng có mặt như một dấu hiệu của sự hòa giải quốc tế sau thế chiến.

Ký ức sống động về Thế chiến 2 đang mờ dần trong lịch sử khi chỉ còn hơn 200 cựu chiến binh cao niên từ Mỹ, Anh và Canada về tham dự lễ kỷ niệm 80 năm. Đây có lẽ sẽ là lần cuối cùng những người lính sống qua cuộc chiến còn được tham dự một lễ kỷ niệm theo năm chẵn có số lượng lớn như vậy.

Bài học từ quá khứ

Tàu đổ bộ tại bờ biển Omaha (Pháp) - một trong năm khu đổ bộ của quân Đồng minh - vài ngày sau D-Day - Ảnh: Cục Quản lý hồ sơ và văn khố quốc gia Mỹ

Tàu đổ bộ tại bờ biển Omaha (Pháp) - một trong năm khu đổ bộ của quân Đồng minh - vài ngày sau D-Day - Ảnh: Cục Quản lý hồ sơ và văn khố quốc gia Mỹ

Mặc dù Tổng thống Nga Putin không được mời tham dự, nhưng sự hiện diện của Tổng thống Ukraine Zelensky tại Pháp vào ngày 6-6 sẽ là lời nhắc nhở rằng một phần châu Âu đang ngập chìm trong cuộc chiến tranh lớn nhất kể từ năm 1945 và xung đột chết người đầy bi thảm cũng đang hoành hành ở Dải Gaza.

Cuộc xung đột tại Ukraine đã diễn ra hơn 800 ngày và đang đẩy châu Âu vào những vòng xoáy mới. Mặc dù tổn thất nhân mạng của cuộc xung đột hiện nay không thể so sánh với khoảng 7 triệu người Ukraine và 14 triệu người Nga đã thiệt mạng trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít, nhưng cũng đáng suy ngẫm về bài học lịch sử khi xung đột đang có nguy cơ lan rộng.

Trong khi các quốc gia đồng minh NATO đã tỏ ra thống nhất hơn trong việc cho phép Ukraine dùng vũ khí do phương Tây cung cấp tấn công các mục tiêu quân sự bên trong lãnh thổ Nga, Tổng thống nước chủ nhà Pháp Macron còn muốn tạo đột phá mới trong việc hỗ trợ Kiev với đề nghị gửi chuyên gia huấn luyện quân sự tới Ukraine.

Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt tay Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong buổi lễ kỷ niệm quốc tế tại bãi biển Omaha, nhân dịp 80 năm ngày D-Day - Ảnh: AFP

Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt tay Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong buổi lễ kỷ niệm quốc tế tại bãi biển Omaha, nhân dịp 80 năm ngày D-Day - Ảnh: AFP

Nga đã đáp trả trong tuần này bằng lời đe dọa leo thang mới, cảnh báo chuyên gia phương Tây ở Ukraine sẽ không được miễn trừ. Ngày 5-6, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế quốc tế ở St. Petersburg (Nga), ông Putin bày tỏ Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân nếu chủ quyền của nước này bị đe dọa. Ông nói: "Nếu hành động của ai đó đe dọa chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của chúng tôi, chúng tôi cho rằng có thể sử dụng mọi biện pháp theo ý mình".

D-Day là một ngày kỷ niệm và đó cũng là một lời cảnh báo. Đối với phương Tây, họ lo sợ nếu Nga thắng trong cuộc chiến với Ukraine, Matxcơva sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc chinh phục các vùng lãnh thổ không chỉ thuộc về Liên Xô mà còn thuộc về đế quốc Nga dưới thời Sa Hoàng. Họ bị ám ảnh bởi những gì nước Đức đã làm vào cuối thập niên 1930.

Bài học đối với nước Mỹ từ Thế chiến 2 vẫn còn đó. Những người Mỹ theo chủ nghĩa biệt lập đã thành công khi thuyết phục Mỹ đứng ngoài cuộc chiến ở châu Âu, cho đến khi chiến tranh ập đến với Mỹ tại Trân Châu Cảng.

Cuối cùng, nước Mỹ tham chiến. Khoảng 16,4 triệu người Mỹ đã phục vụ quân đội trong Thế chiến 2, hơn 10% dân số nước này và gần 500.000 người Mỹ đã chết trong Thế chiến 2 - một cuộc chiến nhấn chìm 50 quốc gia và giết chết hơn 70 triệu người.

Tinh thần D-Day sau 80 năm

Vào dịp kỷ niệm 40 năm cuộc đổ bộ D-Day, tổng thống Mỹ Reagan lúc đó nói: "Người Mỹ chúng ta đã học được những bài học cay đắng từ hai cuộc thế chiến: Thà có mặt ở đây để sẵn sàng bảo vệ hòa bình còn hơn là ẩn náu mù quáng trên biển, lao vào phản ứng chỉ sau khi mất tự do".

Ông nói tiếp: "Sức mạnh của các đồng minh của Mỹ là rất quan trọng đối với Mỹ, và sự bảo đảm an ninh của Mỹ là điều cần thiết cho sự duy trì tự do của các nền dân chủ ở châu Âu".

40 năm sau, vào dịp kỷ niệm 80 năm lần này, giới quan sát cho rằng Tổng thống Mỹ Biden cũng kỳ vọng có thể thúc đẩy thêm sự ủng hộ của phương Tây dành cho Ukraine nhờ vào những giá trị đã gắn kết các quốc gia đồng minh với nhau trong Thế chiến 2.

Cựu tổng thống Mỹ Ronald Reagan phát biểu nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày D-Day năm 1984 - Ảnh: WALL STREET JOURNAL

Cựu tổng thống Mỹ Ronald Reagan phát biểu nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày D-Day năm 1984 - Ảnh: WALL STREET JOURNAL

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bắt tay với các cựu chiến binh - những người lưu giữ ký ức cuối cùng về cuộc đổ bộ lớn nhất lịch sử, ngày 6-6 - Ảnh: AFP

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bắt tay với các cựu chiến binh - những người lưu giữ ký ức cuối cùng về cuộc đổ bộ lớn nhất lịch sử, ngày 6-6 - Ảnh: AFP

Pháo hoa bắn nhân kỷ niệm 80 năm ngày D-Day trên bầu trời vùng Arromanches-les-Bains (Pháp), phía dưới là hàng cờ của các nước Đồng minh - Ảnh: AFP

Pháo hoa bắn nhân kỷ niệm 80 năm ngày D-Day trên bầu trời vùng Arromanches-les-Bains (Pháp), phía dưới là hàng cờ của các nước Đồng minh - Ảnh: AFP

Cựu binh trăm tuổi và lãnh đạo các nước dự Lễ kỷ niệm chiến dịch đổ bộ bãi biển NormandyCựu binh trăm tuổi và lãnh đạo các nước dự Lễ kỷ niệm chiến dịch đổ bộ bãi biển Normandy

Cách đây tròn 80 năm, quân đội Đồng minh rầm rộ đổ bộ lên bãi biển Normandy (Pháp) trong Thế chiến 2. Normandy được xem là chiến dịch đổ bộ quy mô lớn nhất lịch sử nhân loại (còn được gọi là chiến dịch D-Day).

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp