Rào cản chi phí khám, chữa bệnh
Vừa qua, hàng loạt các cơ sở y tế tại các địa phương trên cả nước đã bắt đầu áp dụng tăng giá cho các dịch vụ khám, chữa bệnh, bao gồm các dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán, chữa trị bệnh, phẫu thuật, hồi sức, lưu trú tại bệnh viện và một số kỹ thuật khác…
Hơn nữa, đối với việc điều trị bệnh hiểm nghèo, chi phí do người bệnh tự chi trả lại nhiều hơn so với sự hỗ trợ từ Bảo hiểm y tế, khiến không ít gia đình có thu nhập trung bình - thấp phải chịu nhiều hệ lụy tài chính từ việc chạy chữa cho người thân, hay thậm chí phải bỏ cuộc giữa chừng vì không đủ khả năng chi trả (Theo báo cáo của Quỹ BHXH Việt Nam).
Bài toán chi phí chữa trị các căn bệnh nan y còn trở nên nan giải hơn khi với thực tế hiện nay tại nước ta, đa phần người dân còn khá chủ quan về vấn đề sức khỏe, ngại khám sức khỏe định kỳ hàng năm và thường bỏ qua các triệu chứng của bệnh thể nhẹ, để đợi “nước đến chân mới nhảy” khi bệnh đã chuyển biến qua giai đoạn nặng hơn.
Trong khi đó, chi phí điều trị, thuốc men cho bệnh hiểm nghèo thể nặng, đặc biệt là ung thư ở giai đoạn cuối lên đến cả trăm triệu, vượt qua khả năng tài chính của nhiều gia đình. Chính vì vậy, nếu không phát hiện ra bệnh sớm hoặc trì hoãn việc khám chữa bệnh, công tác điều trị sẽ khó khăn hơn, cơ hội hồi phục cũng giảm đi, kéo theo đó là sự suy sụp tinh thần của cả người bệnh và những người chăm lo.
Đối với nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn, điều kiện tài chính eo hẹp thì khi bệnh hiểm nghèo bất ngờ ập đến, người bệnh cũng đành chấp nhận “chờ chết” trước sự bất lực của gia đình vì không thể xoay xở nổi hàng loạt các chi phí xạ trị, hóa trị, thuốc men, lưu trú bệnh viện…
Giải pháp nào cho vấn đề này?
Việc tăng viện phí trong dài hạn là không tránh khỏi, vậy đâu là giải pháp cho vấn đề này để giúp các gia đình Việt nhẹ nhàng vượt qua mọi rủi ro bệnh tật? Trước hết, cần phải nghiêm túc nhìn nhận một thực tế đáng báo động tại Việt Nam, đó là tỉ lệ người chết do bệnh hiểm nghèo cao gấp 16 lần so với tỉ lệ do tai nạn giao thông gây ra hằng năm vốn là một trong những nguyên nhân gây tử vong dẫn đầu trong nước; trong đó, ung thư là nhóm bệnh tật có tỉ lệ gây tử vong cao nhất hiện nay, chiếm khoảng 25%.
Tuy nhiên, nhờ vào các kỹ thuật y tế hiện đại ngày nay, hầu hết các căn bệnh hiểm nghèo nếu được phát hiện sớm đều có khả năng được chữa khỏi và hồi phục nhanh. Chính vì vậy, nhằm tăng cơ hội điều trị thành công, các gia đình nên ưu tiên hàng đầu việc lên kế hoạch xây dựng một quỹ tài chính dự phòng nhằm kịp thời đáp ứng chi phí điều trị khi rủi ro bệnh hiểm nghèo ngày càng nhiều và khó kiểm soát.
Hỗ trợ mang đến cho khách hàng một điểm tựa tài chính để an tâm điều trị bệnh và thảnh thơi vui sống cùng những người thân yêu, Dai-ichi Life Việt Nam đã chính thức ra mắt sản phẩm Bảo hiểm Bệnh hiểm nghèo cao cấp toàn diện vào ngày 10-8-2016, với quyền lợi và phạm vi bảo vệ rộng lên đến 88 bệnh hiểm nghèo bao gồm 35 bệnh hiểm nghèo thể nhẹ và 53 bệnh hiểm nghèo nghiêm trọng, cung cấp giải pháp tài chính tối ưu giúp khách hàng có cơ hội chữa trị sớm để trở lại với cuộc sống bình thường.
Đặc biệt, khách hàng sẽ được đảm bảo chi trả quyền lợi bảo hiểm ở tất cả các giai đoạn bệnh với tổng giá trị tối đa lên đến 200% số tiền bảo hiểm cho tối đa 3 bệnh gồm 1 bệnh thể nặng và 2 bệnh thể nhẹ, giúp khách hàng có thể lựa chọn phương pháp điều trị tiên tiến nhất. Ngoài ra, với độ tuổi tham gia mở rộng từ 1 đến 60, giờ đây trẻ em khi chẳng may mắc bệnh thường gặp như tim, bạch hầu,… cũng sẽ được chi trả. Sự tiếp sức tài chính ngay khi được chẩn đoán bệnh sẽ giúp khách hàng kịp thời ứng phó với các nguy cơ mắc bệnh nan y không lường trước, đồng thời vẫn đảm bảo duy trì được những dự định tương lai của bản thân và gia đình.
Để được tư vấn và phục vụ tốt nhất, xin vui lòng gọi vào đường dây nóng (08) 3810 0888, bấm phím 1 hoặc truy cập http://dai-ichi-life.com.vn/ke-hoach-bao-ve/bao-hiem-benh-hiem-ngheo-cao-cap-toan-dien/343/1960
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận