Gia đình tức tốc đưa B.L đến bệnh viện huyện, tỉnh sơ cứ và sau đó chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM.
Bác sĩ Trần Thanh Linh, phó khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết nhờ tiến hành hội chẩn và điều trị bằng phương pháp chạy oxy hóa máu tuần hoàn ngoài cơ thể (ECMO), đã cứu sống được bệnh nhân.
“Bệnh viện tuyến huyện, tỉnh đã sơ cứu tốt và chuyển viện kịp thời, nếu không, khả năng tử vong của bệnh nhân rất lớn” - bác sĩ Linh nói.
Nếu không kịp thời sử dụng kỹ thuật Ecmo, bệnh nhân có thể tử vong trong vòng vài tiếng. Kỹ thuật đòi hỏi nhóm ít nhất 4 bác sĩ và 2 kỹ thuật viên y tá thực hiện.
Theo đó, bệnh nhân P.T.B.L (nữ, 18 tuổi, ở Hòa Lộc, Tam Bình, Vĩnh Long) được bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận trong tình trạng vật vã, tím tái, tổn thương phổi, dịch và máu tràn ra khí quản.
Theo bác sĩ Linh, nếu không kịp thời sử dụng phương pháp này, bệnh nhân có thể tử vong trong vòng vài tiếng. Kỹ thuật đòi hỏi nhóm ít nhất 4 bác sĩ và 2 kỹ thuật viên thực hiện. Chi phí một ca Ecmo là hơn 100 triệu cho thời điểm bắt đầu sử dụng máy và những ngày điều trị tiếp theo.
Thông thường mức độ nặng do ong đốt tùy thuộc vào số lượng vết đốt, trên 50 vết đốt sẽ bị tổn thương đa cơ quan, tán huyết, suy thận cấp hoặc sốc phản vệ.
Tuy nhiên, mức độ của sốc phản vệ và tổn thương phổi cấp trong trường hợp này không phụ thuộc vào số lượng vết ong đốt mà phụ thuộc vào cơ địa của người bệnh, đặc biệt là bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm, hen suyễn, thường xuyên bị dị ứng thức ăn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận