Gần như toàn bộ phần da đầu bệnh nhân bị lóc, các bác sĩ đã mất 8 giờ đồng hồ để khâu nối - Ảnh: BVCC
Các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn nhiều chuyên khoa trước khi tiến hành phẫu thuật ghép nối. Sau 8 giờ tiến hành phẫu thuật, các bác sĩ đã dùng kính vi phẫu và dụng cụ phẫu thuật vi phẫu để nối các vạt da bị đứt rời.
Hiện vạt da nối lại có màu sắc tự nhiên và các bác sĩ đang tiếp tục theo dõi tình trạng của bệnh nhân.
Bác sĩ Bùi Mai Anh - khoa Phẫu thuật hàm mặt - tạo hình - thẩm mỹ Bệnh viện Việt Đức - cho biết phải bảo quản đúng cách phần da bị đứt rời thì mới có thể ghép nối được. Cụ thể là không bỏ đi bất kỳ phần đứt nào mà đặt toàn bộ vào túi nilon có chứa nước muối sinh lý hoặc bọc gạc vào phần đứt rời và cho vào túi nilon ngâm trong thùng nước đá, vận chuyển bệnh nhân và phần da đứt rời về cơ sở y tế.
Bác sĩ Mai Anh cũng khuyến cáo phụ nữ làm việc với máy công nghiệp cần được hướng dẫn về nguy cơ có thể xảy ra, bảo quản đúng cách và vận chuyển đến cơ sở y tế. Trước đó, tháng 3-2018 các bác sĩ Bệnh viện Việt Đức cũng đã cứu thành công một nữ bệnh nhân bị quấn tóc vào quạt công nghiệp (khi bệnh nhân đang hong tóc trước quạt).
Khi bệnh nhân vào viện thì còn tỉnh nhưng tình trạng rất thê thảm, da đầu gần như bị lóc khỏi đầu, chỉ còn một vạt da dưới 1cm2 và dập nát rất nhiều.
Các bác sĩ đánh giá cần phẫu thuật cứu vạt da bị lóc càng sớm càng tốt bởi ngoài chức năng che phủ, nếu không có da đầu thì tóc không mọc, ảnh hưởng hộp sọ, thẩm mỹ của vùng đầu - mặt bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận