19/01/2021 16:00 GMT+7

Cựu lãnh đạo New Zealand, Liberia kêu gọi cải cách WHO

BÌNH AN
BÌNH AN

TTO - Một nhóm chuyên gia độc lập do hai cựu lãnh đạo New Zealand, Liberia kêu gọi cải cách Tổ chức Y tế thế giới (WHO), cho rằng tổ chức này đã chậm trễ trong việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp, khiến thế giới khốn khổ trong một thời gian dài.

Cựu lãnh đạo New Zealand, Liberia kêu gọi cải cách WHO - Ảnh 1.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 sau đợt bùng phát mới ở thành phố Thạch Gia Trang, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc ngày 6-1-2021 - Ảnh: AFP

Các chuyên gia đánh giá công tác xử lý đại dịch COVID-19 trên toàn cầu này - dẫn đầu là cựu thủ tướng Helen Clark của New Zealand và cựu tổng thống Ellen Johnson Sirleaf của Liberia - đã kêu gọi cải cách WHO.

Báo cáo của nhóm chuyên gia này được công bố khoảng vài giờ sau khi chuyên gia tình trạng khẩn cấp hàng đầu WHO Mike Ryan dự báo số ca tử vong do COVID-19 trên toàn cầu sẽ lên tới 100.000 ca/tuần "chẳng bao lâu nữa" hôm 18-1. 

"Lẽ ra các biện pháp y tế công có thể đã được áp dụng mạnh hơn bởi nhà chức trách y tế địa phương và trung ương ở Trung Quốc hồi tháng 1-2020" - báo cáo đánh giá.

Nhóm chuyên gia chỉ ra khi xuất hiện bằng chứng cho thấy bệnh mới lây từ người sang người, "tín hiệu này đã bị phớt lờ ở rất nhiều quốc gia".

Họ đặt câu hỏi tại sao Ủy ban tình trạng khẩn cấp của WHO đã không tổ chức họp để bàn về đại dịch trước tuần thứ 3 của tháng 1-2020 và đã không tuyên bố tình trạng khẩn cấp trước cuộc họp thứ hai vào ngày 30-1-2020.

"Mặc dù thuật ngữ đại dịch không được sử dụng và cũng không được định nghĩa trong Điều lệ y tế quốc tế (IHR, 2005), việc sử dụng thuật ngữ này giúp hướng sự tập trung vào tính nghiêm trọng của một vụ việc y tế. Mãi cho tới ngày 11-3-2020, WHO mới sử dụng thuật ngữ này" - báo cáo chỉ ra.

Các chuyên gia đánh giá hệ thống báo động đại dịch toàn cầu không phù hợp và WHO không đủ năng lực trong đại dịch này.

Dưới thời Tổng thống Donald Trump, nước Mỹ cáo buộc WHO "nghiêng" về phía Trung Quốc nhưng cơ quan Liên Hiệp Quốc này đã bác bỏ.

Các quốc gia châu Âu, dẫn đầu là Pháp và Đức, đã thúc đẩy giải quyết những khuyết điểm của WHO về vấn đề tài trợ, quản lý và năng lực pháp lý.

Nhóm chuyên gia trên kêu gọi thực hiện cuộc "tái khởi động toàn cầu" và cho biết họ sẽ đưa ra các khuyến nghị trong một báo cáo cuối cùng gửi đến các bộ trưởng y tế của 194 quốc gia thành viên WHO vào tháng 5 tới.

Nhóm chuyên gia độc lập trên cho rằng lẽ ra giới chức Trung Quốc nên áp dụng các biện pháp y tế mạnh hơn vào tháng 1-2020 để kiềm chế đợt bùng phát dịch COVID-19 lúc đầu, đồng thời họ chỉ trích WHO vì đã không tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc tế sớm, mà để tới 30-1-2020 mới tuyên bố, theo Hãng tin Reuters.

Nhóm điều tra WHO đến Vũ Hán, 2 người bị kẹt ở Singapore Nhóm điều tra WHO đến Vũ Hán, 2 người bị kẹt ở Singapore

TTO - Có 2 thành viên của nhóm gồm 15 chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đến Trung Quốc điều tra nguồn gốc COVID-19 đã không lên máy bay tại Singapore sau khi có kết quả xét nghệm kháng thể COVID-19 dương tính.

BÌNH AN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp