19/10/2024 19:16 GMT+7

Cựu chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị đề nghị truy tố trong vụ án thứ 5

Chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị đề nghị truy tố với cáo buộc vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam.

Cựu chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị đề nghị truy tố trong vụ án thứ 5 - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn - cựu chủ tịch HĐQT Công ty AIC

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành bản kết luận điều tra, đề nghị truy tố bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn (chủ tịch công ty AIC) và 12 người khác trong vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế và các đơn vị liên quan.

Trong đó, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị đề nghị truy tố về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Đây là vụ án thứ 5 bà Nhàn bị xử lý hình sự.

Ngoài ra, các bị can Đỗ Văn Sơn (cựu trưởng ban quản lý dự án 2 Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế), Nguyễn Trọng Đường (cựu phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông, cựu giám đốc VNCERT), Ngô Quang Huy (cựu phó chánh Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông, cựu phó giám đốc VNCERT) cùng bị đề nghị truy tố về tội danh trên.

Kết luận điều tra xác định năm 2016, bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông khi đó là ông Trương Minh Tuấn (đang thụ án trong vụ MobiFone - AVG) phê duyệt dự án mua sắm trang thiết bị và thuê dịch vụ kỹ thuật nhằm theo dõi, phân tích sự cố, tấn công an toàn thông tin trên mạng" (dự án).

Sau đó VNCERT được thành lập, có nhiệm vụ chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về ứng cứu sự cố máy tính và an toàn thông tin mạng theo phân công của bộ trưởng…

Từ ngày 10-10-2019, VNCERT sáp nhập thành đơn vị trực thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông. VNCERT được giao là chủ đầu tư dự án.

Kết luận điều tra cho hay ngay từ khi VNCERT xây dựng danh mục trang thiết bị và phần mềm của dự án, bà Nhàn đã chỉ đạo Nguyễn Văn Thế (trưởng ban KT7 Công ty AIC) phối hợp với VNCERT đưa các hãng bán hàng giới thiệu sản phẩm. Đồng thời xác định nhu cầu mua sắm của chủ đầu tư để đàm phán giá đầu ra với các hãng bán hàng.

Từ đó nhằm thống nhất giá dự toán với chủ đầu tư dự án, đảm bảo Công ty AIC được lợi nhuận 40% và được định hướng là đơn vị sẽ trúng thầu cung cấp thiết bị.

Sau khi chủ đầu tư triển khai các bước xin phê duyệt, hợp thức các bước tư vấn dựa trên danh mục và giá thiết bị đã thống nhất giữa Công ty AIC và chủ đầu tư, Nguyễn Thị Thanh Nhàn tiếp tục chỉ đạo Đỗ Văn Sơn thiết lập "quân xanh", "quân đỏ" để dự thầu.

Việc này nhằm mục đích để Công ty AIC trúng gói thầu số 8 (đầu tư mua sắm thiết bị, phần mềm).

Cơ quan cảnh sát điều tra xác định hành vi của bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn gây thiệt hại tài sản nhà nước hơn 17 tỉ đồng.

"Nguyễn Thị Thanh Nhàn bỏ trốn nhằm trốn tránh trách nhiệm cá nhân, cản trở hoạt động điều tra nên cần xử lý nghiêm để đảm bảo tính răn đe và phòng ngừa chung", kết luận điều tra nêu.

Ngoài vụ án trên, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã bị tuyên tổng cộng 30 năm tù về các tội vi phạm đấu thầu và đưa hối lộ xảy ra tại Đồng Nai, TP.HCM, Quảng Ninh...

Cựu chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị đề nghị truy tố trong vụ án thứ 5 - Ảnh 2.Bộ Công an tiếp tục truy nã cựu chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn

Cựu chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị cơ quan cảnh sát điều tra tiếp tục truy nã liên quan vụ án xảy ra tại Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam, Công ty cổ phần Tiến Bộ quốc tế.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp