26/02/2019 15:33 GMT+7

'Cuối tháng, công nhân may chỉ ăn cơm chan canh'

ĐỨC BÌNH
ĐỨC BÌNH

TTO - 28% công nhân nói rằng lương không đủ để đảm bảo chi tiêu ăn uống cho gia đình trong cả tháng, trong đó 50% cho biết họ phải vay tiền để mua thức ăn. Đặc biệt, có 6% số công nhân được hỏi cho biết vào cuối tháng họ chỉ ăn cơm chan canh suông.

Cuối tháng, công nhân may chỉ ăn cơm chan canh - Ảnh 1.

Bà Nguyễn Thị Lê Hoa, phó giám đốc Oxfam Việt Nam, cho biết hầu hết công nhân may "đang bị mắc kẹt trong vòng nghèo đói" - Ảnh: ĐỨC BÌNH

Đây là kết quả của một khảo sát nhỏ của Tổ chức Oxfam cùng Viện Công nhân và công đoàn (Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam) thực hiện tại 6 doanh nghiệp dệt may xuất khẩu mới đây tại 5 tỉnh, thành vừa công bố sáng nay (26-2).

Theo kết quả khảo sát Tiền lương không đủ sống và hệ lụy, có 69% trong số 160 người được hỏi (công nhân, quản đốc, cán bộ Sở Lao động, thương binh và xã hội) cho biết họ không có đủ tiền để trang trải nhu cầu sinh hoạt. 23% người được khảo sát cho biết họ "đang sống trong điều kiện nhà ở tạm bợ".

1/3 trong số được hỏi cho biết họ không tiết kiệm được gì từ tiền lương, và gần 40% cho biết luôn trong tình trạng vay nợ từ bạn bè, người thân để bù đắp thiếu hụt chi tiêu trong tháng. Gần 70% số công nhân được hỏi cho biết họ "hiếm khi" hoặc "chưa bao giờ" có thời gian rảnh để đi chơi, thăm bạn bè vì họ thường xuyên phải làm thêm giờ. 

Thậm chí hơn 20% số công nhân được hỏi còn cho biết họ tận dụng cả giờ nghỉ giữa giờ nghỉ để tranh thủ làm việc. Đặc biệt gần 100% số công nhân nói rằng họ "không bao giờ hoặc hiếm khi đi ăn hàng".

Cuối tháng, công nhân may chỉ ăn cơm chan canh - Ảnh 2.

Lương thấp, ăn uống kém chất lượng, làm thêm giờ thường xuyên dẫn tới 70% số người được hỏi cho biết "hay bị đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, tụt huyết áp, đau đốt sống cổ…". Hơn một nửa số người được hỏi cho biết họ "không đủ tiền trang trải chi phí khám chữa bệnh và thuốc men".

Khảo sát cũng cho thấy: có 9% người được hỏi cho biết khó khăn về tài chính đã ảnh hưởng đến quyết định sinh con của họ, và 20% cho biết tiền lương của họ không đủ để mua đồ dùng học tập cho con cái.

"Tình trạng tiền lương thấp trong chuỗi cung ứng ngành may đang làm cho công nhân và gia đình họ bị mắc kẹt trong vòng nghèo đói. Khi nói đến đói nghèo, chúng ta nói đến tình trạng người lao động không thể đáp ứng các nhu cầu cơ bản để có một cuộc sống tử tế cho họ và gia đình họ" - bà Nguyễn Thị Lê Hoa, phó giám đốc Oxfam Việt Nam, kết luận.

Theo Oxfam, lương không đủ sống là mức lương thấp nhất được trả cho một người làm việc trong toàn thời gian đủ để trang trải những chi phí cơ bản cần thiết, bao gồm thực phẩm đủ dinh dưỡng, nhà ở phù hợp, các tiện ích, chăm sóc sức khỏe, quần áo, đi lại và giáo dục…

ĐỨC BÌNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp