Trong đó, hiện nay thiết bị thông minh tại phòng học của các cơ sở giáo dục được trang bị chủ yếu từ nguồn xã hội hóa, kêu gọi sự đóng góp của phụ huynh nên thiếu tính đồng bộ. Phòng học tại các trường còn thiếu trang thiết bị thông minh phục vụ cho việc dạy học do trường không có nguồn kinh phí, nhiều trường ở vùng nông thôn gặp khó khăn trong việc vận động nguồn hỗ trợ…
Ngành giáo dục Cần Thơ chưa đáp ứng yêu cầu về "hồ sơ, học bạ số", hiện tại chỉ mới thực hiện hồ sơ, học bạ ở mức độ "tin học hóa". Cạnh đó, các trường đang sử dụng quá nhiều phần mềm cho việc dạy và học, cho công tác quản lý nhà trường… do nhiều công ty, đơn vị cung cấp chưa có sự liên kết nên chưa đồng bộ và tính bảo mật chưa được đảm bảo.
Theo báo cáo, trong năm học 2023 - 2024, TP Cần Thơ có 467 cơ sở giáo dục, trong đó 100% có đường truyền Internet, với tốc độ đường truyền cơ bản bảo đảm việc thực hiện các nhiệm vụ.
Sở Giáo dục và Đào tạo TP Cần Thơ cho hay chậm nhất vào cuối năm 2023 sẽ hoàn thành xây dựng và vận hành dữ liệu ngành giáo dục TP Cần Thơ. Sau khi hoàn thành sẽ kết nối với dữ liệu Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm điều hành đô thị thông minh của thành phố, tích hợp vào Trung tâm điều hành giáo dục thông minh; từ đó cung cấp thông tin phát triển các nền tảng số trong các cơ sở giáo dục.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Thực Hiện - phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ - cho rằng ngành giáo dục cần hình thành sớm cơ sở dữ liệu quản lý toàn ngành đảm bảo các yêu cầu: tích hợp, kết nối liên thông với cơ sở dữ liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đồng thời cần xây dựng theo tiêu chuẩn chung, sử dụng thống nhất các phần mềm, ứng dụng dạy và học, quản lý thống nhất toàn ngành… nhằm đảm bảo tính bảo mật. Song song đó cung cấp các thông tin đầy đủ, nhanh chóng, chính xác phục vụ cho quản lý điều hành; hỗ trợ cho việc ra các quyết định, dự báo của lãnh đạo các cấp.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận