28/08/2019 06:30 GMT+7

Cuộc trùng phùng kỳ lạ sau 15 năm giữa biển người tị nạn

TRẦN ĐÌNH PHƯỢNG
TRẦN ĐÌNH PHƯỢNG

TTO - 15 năm trước, bác sĩ Mary Jo Frawley từ Tổ chức Thầy thuốc không biên giới đón một bé trai 2 tuổi lên mạn tàu tị nạn. 15 năm sau, bà tình cờ hội ngộ cậu bé này nay đã 17 tuổi và... vẫn đang sống kiếp tị nạn.

Cuộc trùng phùng kỳ lạ sau 15 năm giữa biển người tị nạn - Ảnh 1.

Giây phút hội ngộ giữa bà Mary Jo và Omar sau 15 năm - Ảnh: AFP

Báo La Marseillaise của Pháp số ra ngày 26-8 kể rằng năm 2004, trạm xá Tổ chức Thầy thuốc không biên giới (MSF) đã tiếp nhận và chăm sóc một em bé bị thương nặng do mẹ em đưa đến từ một ngôi làng ở Darfur - nơi giao tranh dữ dội ở miền Tây Sudan. 

15 ngày sau, bác sĩ Mary Jo Frawley từ MSF đã đón Omar lên mạn tàu Ocean Viking ở Địa Trung Hải, khởi đầu chuỗi ngày tị nạn dài dằng dặc. 

15 năm sau, tàu cứu hộ Địa Trung Hải và Tổ chức MSF Ocean Viking mới đây hoàn thành sứ mệnh đầu tiên cứu 356 người tị nạn trốn chạy khỏi Libya. 

Thế rồi những cuộc tái ngộ không mong đợi đã kết nối những số phận từng bị đảo lộn bởi giao tranh, bạo lực, nỗi thống khổ và quyết tâm ra đi tìm miền đất hứa của những người tị nạn.

Năm 2019, tức 15 năm sau khoảng thời gian đáng nhớ ở Darfur, bác sĩ Mary Jo Frawley tình cờ phát hiện một chàng trai 17 tuổi chính là cậu bé tị nạn Omar đáng thương năm nào. 

Omar lúc này đi cùng một người bạn khác tên Abdurahman, 22 tuổi. Cha của Abdurahman đã cứu một nữ y tá trước khi bị những tay súng Ả Rập cưỡi ngựa (Janjawids) đánh gục. 

Qua hàng chục năm, số phận của người tị nạn nhiều nơi trên thế giới này hầu như không thay đổi…

"Khi tôi mới 2 tuổi, mẹ tôi đã kể cho tôi nghe mọi chuyện, buồn nhiều hơn vui trong những chuyến tàu lênh đênh vô định trên biển", Omar nghèn nghẹn nhớ lại. 

Ở cổ tay, Omar đeo một chiếc vòng màu vàng để nhận diện trẻ em vị thành niên. Cùng đi tị nạn đơn độc như Omar trong suốt hơn 10 năm trước, có 80 người. 

"Mẹ của Omar đã dẫn cậu ta đến với chúng tôi vào một đêm cậu bị thương trong một trận đánh bom", bà Mary Jo nhớ lại.

Sống kiếp tị nạn, Omar gặp và chơi thân với Abdurhaman. Khi mới 7 tuổi, Abdurhaman từng chứng kiến bọn Janjawids giết cha em ngay trước mắt em. Các em và mẹ Abdurhaman phải tị nạn đến thành phố Nyala. 

Trên tàu, Omar và Abdurhaman đã được phát những suất cơm dành cho những đứa trẻ đến từ Darfur trong khuôn khổ một chương trình dinh dưỡng của Liên Hiệp Quốc dành cho người tị nạn. 

Omar nói: "Những người này đã cứu vớt cuộc đời của tôi. Tôi mãi mãi biết ơn họ. Nhưng chiến tranh vẫn tiếp tục. Chúng tôi phải ra đi. Tôi luôn luôn hi vọng có thể nói lời cám ơn họ".

Omar và Abdurhaman đã chịu đựng những thử thách mới trên con đường đau khổ như bị lưu đày và nay đang cố thử sức với vận may ở châu Âu. 

Hai người hi vọng sẽ giúp được gia đình của họ về mặt kinh tế khi được không ít người dân châu Âu tốt bụng đón chào và giúp đỡ tận tình.

Năm 2016, Liên Hiệp Quốc đã đánh giá rằng xung đột ở Darfur đã khiến 300.000 người chết. "Ocean Viking, về phần mình, sau nhiều thay đổi, sẽ trở ra biển nhanh nhất có thể để cứu hộ hiệu quả nhất" - Frédéric Penard, giám đốc các chuyến xuất hành SOS Địa Trung Hải, hứa hẹn.

Nghề nuôi ong cho người tị nạn ở Paris Nghề nuôi ong cho người tị nạn ở Paris

TTO - Trong khi nhiều nước đang đóng sầm cửa trước hàng ngàn người nhập cư, tị nạn khốn cùng thì ở thủ đô Paris hoa lệ của nước Pháp, những người Pháp tốt bụng tổ chức một lớp đào tạo nghề nuôi ong để giúp những người tị nạn tự nuôi sống bản thân.

TRẦN ĐÌNH PHƯỢNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp