30/04/2017 10:57 GMT+7

Cuộc tranh luận của những anh hùng bàn phím

NGỌC ĐÔNG - BÌNH MINH thực hiện
NGỌC ĐÔNG - BÌNH MINH thực hiện

TTO - Tuổi Trẻ ghi nhận thêm ý kiến của những người nước ngoài sống và làm việc tại Việt Nam về văn hóa tranh luận.

Ông Stu Miller
Ông Stu Miller

* Ông Stu Miller (người Anh, giáo viên tiếng Anh): “Phím chiến”

Thời đại công nghệ thông tin bùng nổ cũng là lúc nhiều cuộc tranh luận quan điểm nổ ra trên mạng. Tuy nhiên, tính năng cho phép người dùng ẩn danh cùng việc tiếp cận thông tin chưa đầy đủ khiến nhiều cuộc tranh luận trở thành “phím chiến”.

Thời đại Internet đã khiến mọi người dễ dàng “sống chết” với quan điểm của mình, đồng thời cũng chỉ quanh quẩn với những người có ý kiến hay thông tin đồng tình với họ.

Đối với tôi, có hai điểm thiết yếu cần lưu ý để có được một cuộc tranh luận hiệu quả và thành công. Thứ nhất, chúng ta nên luôn cố gắng giữ một tâm trí cởi mở và lắng nghe để xem xét các quan điểm khác và ngược với mình. Thứ hai, hãy có tính xây dựng - đừng nghĩ đến việc xúc phạm người khác.

Tôi nghĩ giáo dục có thể giúp người ta học cách tranh luận, ví dụ như biết cách sử dụng câu từ đúng mực, tôn trọng người khác. Tuy nhiên, tôi nghĩ điều quan trọng là nên khuyến khích một hệ thống giáo dục mà ở đó học sinh, sinh viên được dạy về tư duy phản biện và biết suy nghĩ một cách độc lập, và hành trình đi tìm câu trả lời của các em cũng quan trọng ngang bằng, hoặc thậm chí hơn, là bản thân câu trả lời đó.

Ông Timen Swijtink
Ông Timen Swijtink

* Ông Timen Swijtink (người Hà Lan): Những “anh hùng” ẩn danh

Tôi từng chứng kiến rất nhiều cuộc tranh luận trên các diễn đàn và tôi luôn cố gắng không vướng vào những chuyện đó. Một trong những nguyên nhân khiến người ta “hung hăng” khi chỉ trích người khác trên mạng xã hội là do họ ẩn danh.

Tôi để ý thấy những tài khoản “hiếu chiến” nhất là những tài khoản không có hình đại diện, hoặc có mà không rõ mặt. Người ta rất dễ trưng ra thái độ hung hăng của mình khi mà chẳng ai biết họ là ai. Rất nhiều người tham gia tranh cãi trên mạng mang thái độ “anh hùng bàn phím”, chuyên đi xỏ xiên người khác, thậm chí chỉ vì mục đích giải trí.

Theo tôi, một cuộc tranh luận thật sự khó hơn nhiều so với cãi nhau trên mạng. Lúc đi học, tôi được học cách thảo luận các vấn đề.

Ở châu Á nói chung, tôi cảm thấy việc này chưa được khuyến khích nhiều, đặc biệt là ở các bậc học trước đại học. Nhiều nơi vẫn giảng dạy theo mô hình học sinh nghe giáo viên truyền đạt kiến thức và tiếp thu một chiều. Có thể học sinh vẫn được đặt câu hỏi nhưng không hẳn là các em dám nói mình có chỗ không đồng ý với lời thầy cô giảng.

Ông Joshua Reed
Ông Joshua Reed

* Ông Joshua Reed (người Mỹ, giảng viên Trung tâm hỗ trợ học thuật Trường ĐH quốc tế RMIT): Tôn trọng nhau

Tạo thói quen tốt trong tranh luận là điều cần thiết ở mọi quốc gia vì việc này giúp chúng ta xây dựng xã hội tốt hơn, đồng thời có quy chuẩn về hành vi và đạo đức chuẩn mực, trong đó mỗi con người đều phải có giáo dục. Một xã hội có giáo dục cho phép mọi người thoải mái tìm tòi, đọc hiểu.

Trong một cuộc tranh luận văn minh, nơi mọi người đều tôn trọng nhau, chúng ta có thể bất đồng quan điểm nhưng tránh gây tổn thương cho người khác.

Ngoài ra, mọi luận điểm đều nên dựa trên dữ kiện và bằng chứng, từ đó chất vấn và phản biện. Hãy nêu quan điểm của mình và lắng nghe chia sẻ của người khác.

Tại Mỹ, trong mọi cuộc nói chuyện, mọi người thường nói về những điều tích cực và có tư duy phản biện cao.

Ngày nay, khi xã hội ngày càng phát triển, mọi người đều có thể lên tiếng để bảo vệ quan điểm, chúng ta cần học cách lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác. Đôi khi hành xử đúng mực giúp bạn học hỏi nhiều điều thú vị từ chính những người bất đồng quan điểm với mình.

Các bậc phụ huynh nên tập cho con trẻ thói quen tranh luận một cách văn minh và tích cực ngay từ sớm.

Vấn đề không nằm ở mạng xã hội hay công nghệ, mà nằm ở chính cá nhân mỗi người. Một khi bạn đã có thói quen xấu trong tranh luận và bảo vệ quan điểm thì dù ở bất kỳ thời đại nào bạn cũng bộc lộ những tính xấu đó.

NGỌC ĐÔNG - BÌNH MINH thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp