02/08/2023 15:40 GMT+7

'Cuộc nổi dậy' của dân Bắc Âu chống lại kiến trúc hiện đại xấu xí

Phong trào được gọi là "Cuộc nổi dậy" (Uprising) về kiến trúc của người Scandinavi đang đẩy lùi các xu hướng thiết kế hiện đại bị coi xấu xí tại các quốc gia Bắc Âu.

Các tòa nhà chung cư với kiến trúc hiện đại ở quận Masthugget ở Gothenburg, Thụy Điển - Ảnh: BLOOMBERG

Các tòa nhà chung cư với kiến trúc hiện đại ở quận Masthugget ở Gothenburg, Thụy Điển - Ảnh: BLOOMBERG

Phong cách kiến trúc Bắc Âu (Scandinavian style) được biết đến với 3 đặc điểm nổi bật: đơn giản trong thiết kế, tinh tế trong cảm giác và tiện nghi khi sử dụng.

Vùng Scandinavia quen thuộc trên bản đồ thế giới với 3 quốc gia ở Bắc Âu: Na Uy, Thụy Điển và Đan Mạch. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, khái niệm địa lý này đã được mở rộng thêm Phần Lan, Iceland, Greenland.

"Uprising"đến từ đâu?

Theo Hãng tin Bloomberg, hình thành tại Thụy Điển vào năm 2014 với tư cách là một nhóm công khai trên Facebook, Uprising là nơi tập hợp các nhà phê bình thiết kế "công dân" - những người phản đối sự thay đổi làm xấu đi nhiều công trình kiến trúc ở các thành phố Bắc Âu và thúc đẩy quay lại thiết kế đặc trưng của khu vực Scandinavi.

Thu hút hơn 100.000 người theo dõi trên mạng xã hội với khoảng 40 phân nhóm khác nhau khắp khu vực Bắc Âu, Uprising hiện đã trở thành tiếng nói quan trọng với việc thiết kế các công trình kiến trúc.

Hầu hết thông điệp của Uprising xuất hiện thông qua các bài đăng trên mạng xã hội, thường ở dạng so sánh “trước và sau”. Họ ghép hình ảnh lịch sử của các địa điểm kiến trúc ở khu vực Scandinavia với hình ảnh mới xây dựng lại để so sánh, bàn luận.

Các phân nhánh Uprising ở Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan còn tổ chức các cuộc thăm dò công khai hằng năm để chọn ra những tòa nhà “xấu xí nhất” của quốc gia mình giống như "Quả mâm xôi vàng" của Hollywood.

Bảo tàng Munch mới và Bảo tàng Quốc gia của Na Uy ở thủ đô Oslo (Na Uy) đều "bị" lãnh giải này của phân nhánh Uprising Na Uy, sau kết quả thăm dò từ hơn 10.000 công dân.

Có thể xem đây là một cuộc trưng cầu ý dân về những nỗ lực gần đây của chính quyền trong tái định hình đô thị Olso như một thủ đô văn hóa.

Bảo tàng Munch của Oslo, do Estudio Herreros thiết kế, giành danh hiệu "tòa nhà xấu nhất" Na Uy theo bình chọn năm 2021 - Ảnh: BLOOMBERG

Bảo tàng Munch của Oslo, do Estudio Herreros thiết kế, giành danh hiệu "tòa nhà xấu nhất" Na Uy theo bình chọn năm 2021 - Ảnh: BLOOMBERG

Trở về bản sắc Scandinavi

Ngược dòng về năm 2014, khi đề xuất ốp mặt ngoài công trình bằng thủy tinh để cải tạo Sandakerveien 58 B/C, một không gian công cộng ở vùng ngoại ô Torshov của thủ đô Oslo, Công ty kiến trúc Na Uy MAD Arkitektur đã vấp phải sự chống đối quyết liệt của Văn phòng Quản lý di sản văn hóa và Ủy ban Dịch vụ quy hoạch và xây dựng của thành phố.

Họ cho rằng “sáng kiến” này hoàn toàn không phù hợp với khu phố cổ với các tòa nhà theo phong cách Scandinavia truyền thống.

Chín năm sau, tháng 1-2023, MAD trở lại với Sandakerveien 58 B/C cùng một quan niệm thẩm mỹ mới: cắt bớt, loại bỏ một phần thiết kế "lạc loài" của bản gốc để hòa nhập với phong cách xung quanh nó, nhật báo Aftenposten của Na Uy cho biết.

Đề xuất ban đầu này cho Sandakerveien 58 B/C ở Oslo đã bị chính quyền địa phương từ chối vào năm 2014 - Ảnh: MAD

Đề xuất ban đầu này cho Sandakerveien 58 B/C ở Oslo đã bị chính quyền địa phương từ chối vào năm 2014 - Ảnh: MAD

Tòa nhà Sandakerveien 58 B/C sửa đổi tự hào có một cái nhìn truyền thống hơn nhiều - Ảnh: MAD

Tòa nhà Sandakerveien 58 B/C sửa đổi tự hào có một cái nhìn truyền thống hơn nhiều - Ảnh: MAD

Có thể nói, các Uprising những năm gần đây góp phần mạnh mẽ vào việc thúc đẩy các thiết kế đương đại trở về với phong cách Scandinavian cổ điển và góp phần lan tỏa khắp khu vực Bắc Âu.

Trong số những dự án phát triển này có Ekmansgatan 5, khu phố Upplands-Väsby và sự hồi sinh cho bờ sông Skeppsbron, tất cả các dự án của Thụy Điển có thiết kế hiện đại ban đầu, sau đó được sửa lại thành truyền thống.

Hình vẽ ban đầu của Risørholmen, một khu dân cư phát triển trên một hòn đảo nhỏ gần thị trấn Risør ở miền nam Na Uy - Ảnh: KRIFT ARKITEKTER

Hình vẽ ban đầu của Risørholmen, một khu dân cư phát triển trên một hòn đảo nhỏ gần thị trấn Risør ở miền nam Na Uy - Ảnh: KRIFT ARKITEKTER

Đảo dân cư Risørholmen hiện nay sau khi sửa thiết kế - Ảnh: BLOOMBERG

Đảo dân cư Risørholmen hiện nay sau khi sửa thiết kế - Ảnh: BLOOMBERG

Phân nhóm Uprising Na Uy lớn nhất trong khu vực, đã đẩy lùi thiết kế các tòa nhà cao tầng góc cạnh của dự án Risørholmen để biến chúng thành những ngôi nhà màu trắng mái đỏ, lấy cảm hứng từ truyền thống.

Peter Olsson, một blogger trong nhóm điều hành Uprising, cho biết: “Nội hàm quan trọng của phong trào Uprising là cung cấp kiến thức (về kiến trúc) cho mọi người. Bạn hoàn toàn có thể phán xét một tòa nhà đẹp hay xấu mà không cần phải là kiến trúc sư.

Đó là môi trường sống của mọi công dân nên họ hoàn toàn có quyền phát biểu không cần phải ngại bị chế giễu”.

Kiến trúc truyền thống thống của khu phố cổ Stockholm, Thụy Điển - Ảnh: EDUCATION IMAGES

Kiến trúc truyền thống thống của khu phố cổ Stockholm, Thụy Điển - Ảnh: EDUCATION IMAGES

Các thành viên của nhóm Uprising hoạt động như một tổ chức phi lợi nhuận, và họ tự hào đã tạo ra một diễn đàn mà chính các thành viên có thể điều khiển cuộc trò chuyện, với sự hỗ trợ của một nhóm tình nguyện viên kiểm duyệt các bài gửi, bài viết và chủ đề thảo luận.

Phân nhóm Na Uy được nhà tâm lý học Saher Sourori và chuyên gia tiếp thị Erik Holm dẫn dắt. Trong số những người điều hành còn có chuyên viên công nghệ Håkon Wium Lie, được biết đến là người phát minh ra ngôn ngữ lập trình CSS.

Michael Diamant, người đồng sáng lập chi nhánh Thụy Điển, hiện là giám đốc nhân sự một bệnh viện, cho biết: “Mọi người có quyền tức giận trước tất cả những gì xấu xí mà họ nhìn thấy trên quê hương họ".

Hiện nay, các Uprising đã lan ra ở Đức, Estonia, Ba Lan, Hà Lan và thậm chí cả Mỹ.

Paris - London và minh chứng bạn không cần những tòa nhà chọc trời để phát triểnParis - London và minh chứng bạn không cần những tòa nhà chọc trời để phát triển

Đề tài tranh cãi triền miên về sự khác biệt về mặt kiến trúc giữa London và Paris: Nơi nào sống thích hơn và dễ phát triển hơn dường như đã có lời giải.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp