26/03/2021 06:38 GMT+7

Cuộc gặp ở Alaska đã mở đầu cuộc 'trường chinh' ngoại giao Mỹ - Trung

PHÚC LONG
PHÚC LONG

TTO - Cuộc gặp kịch tính ở Alaska (Mỹ) chỉ là màn dạo đầu cho cuộc chiến ngoại giao giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới mà không ai biết sẽ kéo dài bao lâu.

Cuộc gặp ở Alaska đã mở đầu cuộc trường chinh ngoại giao Mỹ - Trung  - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (trái) và bà Ursula von der Leyen - chủ tịch Ủy ban châu Âu tại Brussels ngày 24-3 - Ảnh: Reuters

Chúng tôi biết các đồng minh có mối quan hệ phức tạp với Trung Quốc, không phải lúc nào cũng tương đồng với Mỹ, nhưng chúng ta cần vượt qua những thách thức này.

Ngoại trưởng Mỹ ANTONY BLINKEN

Học giả Thomas Wright - giám đốc tổ chức Trung tâm Mỹ và châu Âu - có một nhận xét thú vị về cuộc gặp Mỹ - Trung ở Alaska tuần trước: "Cuộc gặp có lẽ đã thất bại nếu hai bên đưa ra một tuyên bố chung chung kiểu 'vừa hợp tác vừa giảm thiểu cạnh tranh'. Lý tưởng là như vậy, nhưng giữa một Trung Quốc ngày càng quyết liệt và một nước Mỹ thách thức, mục tiêu còn rất xa xôi".

Đối đầu/cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc là một thực tế đang diễn ra. Điểm ngoặt ở đây có lẽ là họ đã chịu nhìn nhận bản chất mối quan hệ thay vì khỏa lấp bằng lời nói xã giao. Nhưng cũng chính từ lúc này, một cuộc chiến đã bắt đầu để tái lập trật tự cũ hoặc tạo ra một trật tự mới.

Mỹ muốn NATO đối trọng Trung Quốc

Sau khi chia tay đoàn Trung Quốc ở Alaska, trong tuần này Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã có bài phát biểu "nặng ký" tại trụ sở Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Brussels (Bỉ), trong đó ông chỉ trích Trung Quốc một cách không khoan nhượng.

"Không cần phải bàn cãi rằng cách hành xử hung hăng của Bắc Kinh đe dọa an ninh tập thể và sự thịnh vượng của chúng ta. Họ đang cố hủy hoại luật lệ của hệ thống quốc tế và các giá trị chúng ta cùng nhau chia sẻ" - ông Blinken nhấn mạnh trước 30 quốc gia thành viên NATO.

Ngoại trưởng Blinken nói Mỹ "không ép" NATO chọn phe, nhưng ông nhấn mạnh Washington bây giờ coi Trung Quốc là mối đe dọa an ninh - kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ, đối với các đồng minh NATO ở châu Âu.

"Cần phải tập hợp sức mạnh để thu hẹp khoảng cách trong các lĩnh vực như công nghệ và hạ tầng - những thứ Bắc Kinh hay dùng để gây sức ép. Nếu một trong chúng ta bị đe dọa, chúng ta cần phản ứng trong tư cách một khối đồng minh, giảm thiểu điểm yếu bằng cách liên kết các nền kinh tế của chúng ta với nhau" - Ngoại trưởng Blinken nêu giải pháp.

Ông Blinken liệt kê những mối đe dọa cụ thể từ Trung Quốc bao gồm hành vi quân sự hóa Biển Đông, chủ trương xâm lấn kinh tế, trộm cắp tài sản trí tuệ và nhân quyền.

Những gì Ngoại trưởng Blinken thể hiện ở Brussels phần nào cho thấy đường lối chính sách của Tổng thống Joe Biden. Khác với người tiền nhiệm Donald Trump, ông Biden tuyên bố sẽ bắt tay chặt chẽ với các đồng minh để phản công lại Bắc Kinh và sẽ mềm dẻo khi cần thiết.

"Chúng ta sẽ đối đầu với hành vi quấy rối kinh tế của Trung Quốc... Nhưng chúng ta cũng sẵn sàng hợp tác với Bắc Kinh nếu đó vì lợi ích của nước Mỹ. Chúng ta sẽ cạnh tranh từ sức mạnh bằng cách củng cố trong nước, hợp tác với đồng minh và đối tác" - Tổng thống Biden từng phát biểu tại Bộ Ngoại giao Mỹ.

Trung Đông: Mỹ bỏ, Trung Quốc nhảy vào

Cùng ngày diễn ra bài phát biểu của ông Blinken ở Brussels, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng bắt đầu chuyến công du Trung Đông đến 6 nước gồm Saudi Arabia, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Bahrain và Oman. Chuyến đi này kéo dài đến ngày 30-3.

Đài CNBC của Mỹ bình luận Bắc Kinh có vẻ muốn củng cố sức ảnh hưởng ở Trung Đông giữa lúc Mỹ có dấu hiệu thoái lui dần để xoay trục sang châu Á.

"Chuyến thăm của Ngoại trưởng Vương Nghị đến Trung Đông thể hiện Trung Quốc coi trọng mối quan hệ với các quốc gia trong khu vực ra sao và sự chân thành của Trung Quốc trong việc tăng cường hợp tác cùng có lợi" - đây là lời của người phát ngôn Hoa Xuân Oánh từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Từ chỗ chỉ mua dầu thô từ Trung Đông, Trung Quốc hiện tại mở rộng hợp tác sang nhiều lĩnh vực khác như tài chính. Đại dịch COVID-19 và sự vắng bóng của Mỹ ngày càng tạo cho Bắc Kinh một cơ hội có một không hai.

"Điều phối chính sách trong giai đoạn đại dịch đã cho Trung Quốc một cơ hội đóng vai trò lớn hơn ở Trung Đông, giữa lúc các cường quốc khác đang bận rộn chống dịch. Ảnh hưởng chính trị của Bắc Kinh (ở Trung Đông) có lẽ chưa bao giờ lớn như thế" - giáo sư Jonathan Fulton từ Đại học Zayed (UAE), bình luận.

Theo nhận xét của học giả Camille Lons từ Viện quốc tế nghiên cứu chiến lược (Anh), ở góc nhìn ngược lại, các nước Trung Đông cũng nhìn thấy một "quân bài tẩy" từ căng thẳng Mỹ - Trung, họ thể hiện dấu hiệu "nghiêng về" Bắc Kinh mỗi khi cần tương tác với Mỹ. Chiến lược này đang thành xu hướng.

Nhưng cũng có ý kiến nói Mỹ không dễ dàng để Trung Quốc "trám chỗ" như thế.

"Từ thời Obama, các nhà làm chính sách Mỹ đã lo sợ kịch bản rút khỏi Trung Đông và xoay trục sang châu Á sẽ nhường chỗ cho Trung Quốc. Có ít dấu hiệu điều này sẽ xảy ra" - giáo sư Guy Burton từ Đại học Vesalius, Brussels,nhận định.

Vùng Vịnh và Trung Quốc nhất trí nối lại đàm phán về thương mại

Ngày 24-3, Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) và Trung Quốc đã thảo luận về việc nối lại các cuộc đàm phán về thương mại tự do cũng như tìm cách đạt được một thỏa thuận càng sớm càng tốt để làm sâu sắc hơn quan hệ hợp tác song phương.

Các cuộc đàm phán giữa hai bên đã kéo dài nhiều năm.

Đô đốc Mỹ: Trung Quốc có thể chiếm Đài Loan Đô đốc Mỹ: Trung Quốc có thể chiếm Đài Loan 'sớm hơn ta tưởng'

TTO - Đô đốc Mỹ John Aquilino cho rằng Trung Quốc xem việc giành quyền kiểm soát đối với Đài Loan là “ưu tiên số 1” của họ, và thời điểm Trung Quốc tấn công Đài Loan có thể sẽ sớm hơn nhiều người nghĩ nên Mỹ phải chuẩn bị tốt hơn.

PHÚC LONG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp