Năm nay, Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình TP.HCM lần thứ 30 "Non sông liền một dải" có 30 chặng với tổng lộ trình hơn 3.267km, xuất phát từ Lạng Sơn đến Cà Mau rồi từ Cà Mau trở về TP.HCM đúng vào ngày 30 - 4 lịch sử.
“Ở cuộc xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình TP.HCM, chúng tôi xác định hoạt động thiện nguyện phải song hành với công tác chuyên môn. Năm nay, cuộc đua được tổ chức lần thứ 30 cũng là dịp kỷ niệm 20 năm thành lập và phát triển Tôn Đông Á , hoạt động thiện nguyện càng được chúng tôi chú trọng
Ông Nguyễn Thanh Trung, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tôn Đông Á
Thể hiện trách nhiệm của Công ty với cộng đồng, chăm lo đời sống xã hội, Tôn Đông Á trao học bổng cho các em học sinh nghèo hiếu học với tổng giá trị lên đến gần 2,5 tỉ đồng. Đặc biệt, tại Lạng Sơn, Huế, Cà Mau, tổng kinh phí từ thiện xã hội lên đến 300 triệu đồng/địa điểm.
Khởi đầu từ Lạng Sơn
Cuối tháng 3 vừa qua, đại diện Công ty Cổ phần Tôn Đông Á, đại diện Đài Truyền hình TP.HCM cùng các vận động viên (VĐV) đã đến điểm trường Tát Là của Trường Mầm non thị trấn Cao Lộc tổ chức khánh thành và bàn giao hai phòng học vừa được xây dựng mới.
Ông Nguyễn Thanh Trung, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tôn Đông Á trực tiếp phát quà cho học sinh tại điểm trường Tát Là Ảnh: K.H
Cao Lộc là huyện biên giới của Tổ quốc, có vị trí hết sức quan trọng nhưng cuộc sống vẫn còn khó khăn, đa số dân tộc sinh sống là người Tày và người Nùng. Điểm trường Tát Là được xây dựng từ năm 1970 nên phòng ốc đã xuống cấp nghiêm trọng, có thể đổ sập vào bất cứ lúc nào. Vì vậy, Tôn Đông Á quyết định chọn điểm trường này để xây mới lại 2 phòng học với hệ thống mái tôn và vách phòng học đều được được xây dựng bằng nguyên vật liệu là tôn lạnh màu vững chắc, được cách nhiệt tốt và có độ bền lâu theo thời gian.
"Từ lúc vào nghề giáo đến giờ tôi mới có được một ngày thật sự vui và… muốn khóc khi từ nay các em học sinh không còn phải học trong không gian sư phạm tạm bợ như trước. Phòng ốc bây giờ khang trang, đầy đủ tiện nghi, sân trường được lót gạch không còn trơn trợt nữa" - cô Triệu Thị Hồng Vân -Hiệu trưởng trường Mầm non Cao Lộc chia sẻ.
Trong niềm vui ngập tràn ngày nhận lớp, các em học sinh nơi đây đã trang trí cho phòng học mới bằng những hình vẽ đầy màu sắc, trồng cây xanh với thông điệp 20 năm cùng xây cuộc sống xanh.
Nối tiếp đến Huế
Điểm đến đặc biệt tiếp theo của chuỗi hoạt động nhân văn đồng hành cùng cuộc đua của Tôn Đông Á là làng trẻ SOS Huế. Đây là Làng trẻ em SOS thứ 17 trong hệ thống Làng trẻ em SOS Việt Nam. Hiện nay tại Làng trẻ em SOS Huế đang nuôi dưỡng 39 trẻ với độ tuổi từ 1 đến 22 tuổi sống trong 5 ngôi nhà gia đình, mỗi ngôi nhà nuôi dưỡng 8-10 em. Đơn vị sẽ cùng đoàn đua tổ chức các hoạt động vui chơi, tặng quà cho các em và trao 200 triệu đồng hỗ trợ cho làng SOS Huế.
Đồng thời, 100 triệu đồng cũng sẽ được trao cho Quỹ Giáo dục Huế Hiếu Học để tạo học bổng cho các em học sinh, sinh viên nghèo vượt khó vươn lên, có kết quả học tập tốt.
Kết lại đầy ý nghĩa ở Cà Mau
Đất Mũi ở cực Nam của Việt Nam là điểm kết thiện nguyện đầy ý nghĩa sau những chặng đồng hành xuyên suốt cuộc đua dọc theo tổ quốc của Tôn Đông Á. Tại đây, Tôn Đông Á và ban tổ chức dự kiến sẽ trao nhiều phần học bổng, phần quà có ý nghĩa cho các hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thực hiện công trình cộng đồng có ý nghĩa lâu dài cho địa phương.
Ông Nguyễn Thanh Trung, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tôn Đông Á, cho biết: "Thành quả kinh doanh của doanh nghiệp đạt được, ngoài chiến lược, định hướng của chủ doanh nghiệp, sự hợp sức của người lao động thì có sự đóng góp to lớn từ người tiêu dùng nói riêng và xã hội nói chung. Vậy nên với Tôn Đông Á kinh doanh gắn liền với các hoạt động thiện nguyện là điều đáng trân trọng, do đó chúng tôi xem đây là một nét đẹp văn hóa truyền thống, luôn cố gắng duy trì và mở rộng hơn nữa qua từng năm".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận