30/03/2018 15:53 GMT+7

Cuộc đua dịch vụ y tế cao cấp

THIÊN HƯƠNG
THIÊN HƯƠNG

Tổng chi cho dịch vụ y tế tư nhân đã tăng 241% trong một thập kỷ qua. Các bệnh viện tư nhân tên tuổi lớn đang đẩy nhanh tiến độ mở rộng mảng dịch vụ y tế cao cấp.

Cuộc đua dịch vụ y tế cao cấp - Ảnh 1.

Tổng giám đốc tập đoàn Hoàn Mỹ- ông Huỳnh Lê Đức - trao hoa cho bà Nguyễn Thục Anh - Tổng giám đốc BV quốc tế Hạnh Phúc trong lễ công bố sát nhập - Ảnh: H.M

Nhu cầu dịch vụ y tế cao cấp tăng trưởng mạnh

Trong một thống kê của Boston Consulting Group (Mỹ), tăng trưởng của tầng lớp trung lưu (có thu nhập trên 15 triệu) tại Việt Nam khá ấn tượng và được dự báo sẽ đạt 33 triệu người trong năm 2020, gấp gần 3 lần năm 2014. 

Một nghiên cứu khác của Brookings Institute (Mỹ), tốc độ tăng trưởng của tầng lớp trung lưu Việt Nam 2016 – 2020 khoảng 18%/năm (cao nhất trong nhóm nước Đông Nam Á, Indonesia 12%, Malaysia và Thái Lan 4%, Singapore 3%)

Cùng với sự tăng trưởng đó là hệ thống các dịch vụ, tiện ích, chăm sóc sức khỏe cho đối tượng cao cấp này cũng phát triển nhanh chóng, đặc biệt là hệ thống bệnh viện tư nhân. 

Tuy chỉ có 30% số bệnh viện tư nhân đang hoạt động tốt nhưng sau một thập kỷ xây mới, mở rộng liên tục, các bệnh viện tư đang phân hoá khá rõ. 

Báo cáo của PWC dự đoán mức tăng trưởng trung bình của số giường bệnh thuộc mảng tư nhân tăng trung bình 12.2% mỗi năm và đạt đến 19.600 giường vào năm 2020. Một báo cáo khác lạc quan hơn của CBRE Australia còn dự đoán mức tăng trưởng số giường bệnh tư tại Việt Nam sẽ đạt 13.4% mỗi năm cho đến năm 2020.

Tuy nhiên trong một thống kê khác, theo Hiệp Hội Sức Khoẻ Thế Giới (World Health Organization), tỷ lệ nhân viên y tế trên mỗi 10.000 người của Việt Nam chỉ bằng ½ tỷ lệ trung bình của thế giới. 

Số giường bệnh trung bình cũng thấp hơn mức trung bình của thế giới. Sự lớn nhanh về số lượng và chất lượng của người dân có thu nhập cao trong khi nhu cầu y tế cao cấp trong nước chưa phát triển cùng nhịp, dẫn đến có khoảng 2 tỷ USD được sử dụng bởi 40.000 bệnh nhân Việt Nam ra nước ngoài chữa bệnh mỗi năm theo báo cáo của PWC.

Như vậy, nhu cầu về dịch vụ y tế cao cấp tại Việt Nam rõ ràng đang là rất lớn.

Cuộc đua phân khúc cao cấp của các hệ thống bệnh viện tư

Cuộc đua dịch vụ y tế cao cấp - Ảnh 2.

Ban lãnh đạo của BV quốc tế Hạnh Phúc trong lễ công bố gia nhập Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ - Ảnh: H.M.

Nhìn thấy tiềm năng lớn rất nhanh trong mảng trong mảng dịch vụ y tế cao cấp, nhiều bệnh viện tư nhân chuẩn quốc tế đã được thành lập trong trong vài năm gần đây. 

Điển hình là Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc thành lập từ 7 năm trước và đã tạo được uy tín nhất định đối với chuyên khoa Sản – Nhi. Hay như chuỗi Bệnh viện Quốc tế Vinmec, hệ thống này đã có 6 bệnh viện sau 5 năm thành lập và dự định sẽ có thêm 4 bệnh viện nữa trong 3 năm tới.

Ngoài ra còn các bệnh viện tư tiêu chuẩn quốc tế khác cũng sớm có mặt trên thị trường từ nhiều năm trước như Bệnh viện FV, Bệnh viện Quốc tế City, Columbia Asia Bình Dương…

Tiềm năng phát triển của dịch vụ y tế cao cấp còn hấp dẫn các hệ thống bệnh viện tư nhân ở phân khúc tầm trung như Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ.

Từ 5 năm trước, tập đoàn này đã lần lượt mở các khu khám chữa bệnh quốc tế tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, khu khám chữa bệnh VIP tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn và đang tiếp tục đưa vào hoạt động khu VIP ở các bệnh viện thành viên khác.

Đây được xem là bước đầu thử nghiệm phát triển phân khúc cao cấp của Hoàn Mỹ. Dịch vụ "Bác sỹ Gia đình Hoàn Mỹ" cũng được triển khai trong các khu dân cư cao cấp tại TP.HCM như Masteri (Quận 2) và Lexington (Quận 2) trong năm 2017.

Đặc biệt, kế hoạch mở rộng vào phân khúc cao cấp của Hoàn Mỹ được đánh dấu vào tháng 3/2018, Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc công bố chính thức gia nhập hệ thống Hoàn Mỹ và trở thành bệnh viện quốc tế đầu tiên dẫn đầu phân khúc cao cấp của hệ thống y tế tư nhân này. 

Ông Huỳnh Lê Đức, Tổng giám đốc Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ cho biết, không chỉ giữ định hướng chuyên khoa Sản-Nhi chuẩn quốc tế, Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc sẽ mở rộng thêm mảng đa khoa chuẩn quốc tế và dự kiến sẽ hoạt động vào năm 2019.

Cuộc đua trong trong phân khúc y tế cao cấp không dành cho tất cả. Bên cạnh về nguồn vốn, điểm khác biệt còn nằm ở có hệ thống quản trị tài chính, nhân lực, vận hành và đội ngũ chuyên môn thực sự xuất sắc. 

Tuy nhiên, với chính sách khuyến khích tư nhân hoá y tế nhằm giảm gánh nặng cho các bệnh viện công và nâng cao chất lượng y tế, nguồn vốn FDI đổ vào ngành y tế tăng cùng nhiều chính sách phát triển nhân sự chuyên môn hứa hẹn một cuộc chạy đua sẽ sôi nổi hơn nhiều trong phân khúc y tế cao cấp.

THIÊN HƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp