06/01/2012 23:22 GMT+7

Cuộc chiến "tài sản trí tuệ" lại nổi sóng

TRÍ VƯƠNG tổng hợp
TRÍ VƯƠNG tổng hợp

TTO - Không quá lời nếu xem bản quyền sở hữu trí tuệ là yếu tố “sống còn” đối với bất kỳ doanh nghiệp nào của thế giới công nghệ ngày nay. Ngay từ đầu năm 2012, cuộc chiến pháp lý giữa những “người khổng lồ” công nghệ lại bắt đầu tăng nhiệt.

Google thâu tóm hơn 200 bằng phát minh của IBM

HchdAy7T.jpgPhóng to
Ảnh minh họa: Internet

Theo bản tin từ Văn phòng Thương hiệu và bằng phát minh Hoa Kỳ, Google đã thâu tóm 188 bằng phát minh, và đang chờ để được sở hữu 29 bằng phát minh còn lại, tất cả đều từ IBM. Đây được xem là thành quả của một hợp đồng ký kết vào ngày 30-12-2011. Chi tiết nội dung các điều khoản chưa được tiết lộ và hai công ty đã từ chối đưa ra bất cứ bình luận nào về sự kiện.

Bản quyền phát minh đã luôn đóng vai trò tối quan trọng trong cuộc chiến dành thị phần và doanh thu từ việc kinh doanh điện thoại thông minh, cũng như ưu thế trên thị trường thiết bị di động. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp của gã khổng lồ Google, vốn tham gia thị trường điện thoại di động từ năm 2007, nhưng lại rất yếu thế về số lượng bản quyền phát minh nắm giữ. Và điều này cũng đồng nghĩa với việc hãng mẹ của hệ điều hành Android sẽ ít có cơ may tự bảo vệ trước những đơn kiện vi phạm bản quyền từ những hãng công nghệ đối thủ.

Ý thức được điều đó, trong vòng sáu tháng qua Google đã rất sốt sắng mua lại nhiều bằng phát minh từ IBM, cũng như của các công ty khác. Theo CEO Larry Page, việc mua lại mảng sản xuất di động của Motorola cách đây không lâu cũng là để làm phong phú số lượng bằng sáng chế của Google, dù thương vụ này đến giờ vẫn chưa thật sự hoàn tất.

Quay lại thương vụ thâu tóm thành công hơn 200 bằng phát minh từ IBM: tuy chúng có rất ít các nội dung liên quan đến ứng dụng cho điện thoại di động, song hầu hết các bằng phát minh này đều rất phong phú về phương diện bản quyền trí tuệ, trong đó rất quan trọng như bằng phát minh số hiệu “6442548”, nhan đề “database interface for database unaware products” (tạm dịch: giao diện cơ sở dữ liệu dành cho các sản phẩm không thuộc hệ thống dữ liệu) và bằng phát minh mang số hiệu “7831632”, nhan đề “method and system for reconstruction of object model data in a relational database” (tạm dịch: phương pháp và hệ thống dành cho việc tái cấu trúc các dữ liệu mẫu trong một cơ sở dữ liệu có liên quan).

rJ9gsv2j.jpgPhóng to
Trận chiến pháp lý giữa Oracle và Google là một trong nhiều diễn biến quan trọng của ngành công nghệ trong năm 2011 - Ảnh minh họa: Internet

Giới phân tích công nghệ nhận định những bằng phát minh từ IBM sẽ đóng vai trò then chốt trong cuộc chiến pháp lý với Oracle, vốn vẫn chưa phân thắng bại.

Vào tháng 8-2010, Hãng Oracle kiện Google, lấy lý do gã khổng lồ tìm kiếm đã vi phạm nhiều bằng phát minh và bản quyền liên quan đến công nghệ Java, vốn trước đó được Oracle mua lại cùng với Hãng Sun Microsystem. Kể từ đó hai công ty đã luôn trong thế giằng co căng thẳng qua hàng loạt vụ kiện tụng. Kho bản quyền phát minh mới từ IBM sẽ giúp Google có thêm lợi thế để dàn xếp vụ việc với Oracle, hơn là đối mặt với tội vi phạm bản quyền phát minh thuộc sở hữu của Oracle, vốn trước đó được chính… IBM phát minh.

Motorola “thất thế” trước Microsoft

Trong một diễn biến khác, giới chức Hoa Kỳ đã ra phán quyết Motorola Mobility Holdings vi phạm một trong tổng số bảy bằng sáng chế của Microsoft, liên quan đến một công nghệ được dùng trong smartphone.

NY5mUV0L.jpgPhóng to
Ảnh minh họa: The Guardian

Cuộc chiến pháp lý giữa Microsoft và Motorola Mobility đã kết thúc với thắng lợi thuộc về Microsoft, khi một thẩm phán thuộc Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ ra phán quyết các điện thoại thông minh dùng hệ điều hành Android của Motorola đã vi phạm bản quyền của một trong tổng số bảy bằng phát minh của Microsoft.

Nội dung của bằng sáng chế được nói đến bao gồm chi tiết về chức năng đồng bộ hóa lịch và các sự kiện đã được lên kế hoạch bên trong một thiết bị di động, vốn thuộc sở hữu của công nghệ ActiveSync do Microsoft sáng chế.

Cả hai bên đều tỏ ra lạc quan, đầu tiên là Microsoft, khi phán quyết của ủy ban rõ ràng đã chứng minh các cáo buộc của hãng này là đúng, đặc biệt là chương trình ủy nhiệm giấy phép cho Android, vốn đang gây nhiều tranh cãi. Nội dung của chương trình này buộc các nhà sản xuất điện thoại dùng hệ điều hành Android phải trả một khoản phí “bản quyền” cho Microsoft nếu muốn tiếp tục công việc kinh doanh. Trước đó, Motorola là một trong những hãng đã từ chối trả khoản phí trên cho Microsoft, và đây cũng là lý do chủ đạo để Microsoft “lôi” Motorola ra pháp đình.

Motorola cũng cho quyết định của ủy ban là thành công của họ, ở chỗ sáu trong tổng số bảy bằng phát minh còn lại của Microsoft đã bị bác bỏ.

Cũng cần lưu ý, quyết định này của Ủy ban Thương mại Hoa Kỳ mới là sơ bộ, quyết định cuối cùng từ một hội đồng gồm đầy đủ sáu thẩm phán phải đợi đến sau ngày 20-4-2012, sau đó Motorola vẫn còn một thời hạn 60 ngày để đưa vụ việc trực tiếp lên Tổng thống Barack Obama.

Bên cạnh đó, Motorola cũng đang theo đuổi một vụ kiện khác nhằm vào Microsoft, cáo buộc hãng này vi phạm bản quyền phát minh của Motorola tại một số thị trường trên thế giới, những phần mềm bị “tố” bao gồm cả Exchange, Outlook, Messenger, bản đồ Bing, Wi-Fi, mã hóa video và công nghệ bảo mật đồ họa dùng trong máy chơi game Xbox 360.

Samsung lại kiện Apple ở Đức

Samsung Electronics cho biết hãng này vừa tiến hành một vụ kiện chống lại Apple tại Đức, cho rằng một số sản phẩm của hãng công nghệ Hoa Kỳ đã vi phạm bốn bằng phát minh của Samsung.

nqPvQ4xL.jpgPhóng to
Ảnh minh họa: Internet

Cụ thể, gã khổng lồ điện tử Hàn đã đệ đơn “tố” Apple lên tòa án khu vực Mannheim, Đức hôm 16-12 vừa qua. Chi tiết đơn kiện bao gồm cáo buộc việc Apple đã vi phạm một số bằng sáng chế của Samsung ở mảng công nghệ tiêu chuẩn truyền thông và giao diện người dùng, để dùng trong cụ thể là các sản phẩm iPhone 4, iPhone 4S và iPad 2.

TRÍ VƯƠNG tổng hợp
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp