12/12/2024 18:30 GMT+7

Cùng một chẩn đoán nhưng không thể điều trị giống nhau, vì sao?

Cùng một chẩn đoán nhưng không thể điều trị giống nhau vì bệnh nhân khác nhau. Nếu chúng ta dùng chung một loại thuốc, tác dụng sẽ rất khác.

Cùng một chẩn đoán nhưng không thể điều trị giống nhau, vì sao? - Ảnh 1.

GS.TS.BS Đặng Vạn Phước nói về xu hướng y học cá nhân hóa - Ảnh: BÙI NHI

Đó là vấn đề được GS Đặng Vạn Phước - hiệu trưởng danh dự Trường ĐH Khoa học sức khoẻ (ĐH Quốc gia TP.HCM) - nêu ra tại hội nghị khoa học công nghệ chủ đề “Khoa học sức khỏe trong kỷ nguyên số” do Bệnh viện TP Thủ Đức (TP.HCM) tổ chức ngày 12-12.

Theo GS Phước, cùng với sự chuyển dịch bệnh từ truyền nhiễm sang bệnh mạn tính, tỉ lệ người mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường trên thế giới ngày càng tăng.

Theo thống kê từ năm 1990 đến 2019, số ca tim mạch lưu hành trên thế giới là 197 triệu người với số lượng tử vong trên 9 triệu người. Riêng Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh này.

GS Đặng Vạn Phước đánh giá Việt Nam là một trong 10 nước có tốc độ già hóa dân số rất nhanh. Số người mắc bệnh lý mạn tính đi kèm đang trở thành mối lo ngại của ngành y tế. 

Điều này đang dẫn đến xu hướng chuyển dịch từ y học cỡ vừa cho mọi người đến y học cá thể hóa, đề cao sự chính xác đến mức độ tế bào lẫn gene của người bệnh.

“Cùng một chẩn đoán nhưng không thể điều trị giống nhau, vì bệnh nhân khác nhau. Nếu chúng ta dùng chung một loại thuốc, tác dụng sẽ rất khác. Nguyên nhân do yếu tố di truyền (gene) tác động đến vấn đề hấp thu, phân bố, chuyển hóa hoặc bài trừ”, GS Phước phân tích.

Cụ thể, theo ông, cùng một loại thuốc, có người uống cho tác dụng rất tốt, có người không thấy tác dụng gì, có người lại chịu tác dụng phụ. Dựa vào việc phân tích gene, y bác sĩ có thể chỉ định loại thuốc, liều lượng và thời gian sử dụng phù hợp cho bệnh nhân.

Ngoài ra, việc xét nghiệm gene chủ động còn cho phép y bác sĩ nhận diện những trường hợp có nguy cơ bệnh cao, có biện pháp can thiệp sớm. Từ đó phòng ngừa bệnh ở mức độ cộng đồng.

Tiềm năng AI hỗ trợ y khoa rất lớn

Theo PGS Trần Minh Triết - phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học tự nhiên, viện trưởng Viện John von Neumann (ĐH Quốc gia TP.HCM) - trong thời đại kỹ thuật số, việc sử dụng AI để hỗ trợ y khoa cũng là một xu hướng cần thiết.

Cụ thể, thông qua AI, bệnh nhân có thể chủ động ghi nhận tình trạng bệnh bằng cách chụp ảnh, quay video trước khi đến bệnh viện. Đặc biệt, các bác sĩ cũng có thể linh hoạt tổ chức hội chẩn trực tuyến cho bệnh nhân ở xa.

Cùng với đó, khi bệnh viện có sự thay đổi trong môi trường làm việc, AI có thể cung cấp thông tin giúp người bệnh tìm kiếm đường đi hoặc thông báo cho bệnh nhân biết số lượng thăm khám tại bệnh viện để bệnh nhân có sự lựa chọn khác tiết kiệm thời gian, giảm tải áp lực cho đội ngũ y bác sĩ.

Ngoài ra, AI còn là công cụ tốt hỗ trợ giám sát, ghi nhận cuộc sống hằng ngày khi chúng ta còn khỏe, tạo hồ sơ sức khỏe giúp bác sĩ dễ dàng đánh giá khi thăm khám.

Cùng một chẩn đoán nhưng không thể điều trị giống nhau, vì sao? - Ảnh 3.Trên 20 loại ung thư có tính di truyền, cách gì phát hiện sớm để điều trị hiệu quả hơn?

Khoảng trên 20 loại ung thư có tính di truyền. Những gia đình có tiền sử mắc các bệnh ung thư di truyền được khuyến khích chủ động tầm soát sớm. Các bệnh ung thư phát hiện giai đoạn đầu có khả năng điều trị hiệu quả hơn hoặc chữa khỏi hoàn toàn.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp