14/06/2024 08:59 GMT+7

Cùng hướng tới thanh toán an toàn

Hơn 87% người trưởng thành có tài khoản thanh toán. Nhiều người chưa từng sử dụng nay cũng đã thanh toán không dùng tiền mặt. Nhiều ngân hàng có trên 95% số lượng giao dịch được xử lý trên kênh số.

Thanh toán an toàn - nền tảng để mở rộng thanh toán không tiền mặt. Trong ảnh: bạn Nguyễn Huế (quận Bình Thạnh, TP.HCM) quét mã QR trả tiền mua bánh vào chiều 12-6 - Ảnh: P.QUYÊN

Thanh toán an toàn - nền tảng để mở rộng thanh toán không tiền mặt. Trong ảnh: bạn Nguyễn Huế (quận Bình Thạnh, TP.HCM) quét mã QR trả tiền mua bánh vào chiều 12-6 - Ảnh: P.QUYÊN

Ông Phạm Tiến Dũng - phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước - đã cho biết như vậy khi trao đổi với Tuổi Trẻ xung quanh câu chuyện phát triển mạnh của hoạt động thanh toán không tiền mặt. Ông Dũng nói: Qua sử dụng, người dân thấy được sự tiện lợi của việc thanh toán không dùng tiền mặt bởi ra đường không cần phải mang nhiều tiền mặt, không cần lo lắng về tiền lẻ và không cần nhận lại tiền thừa...

Ông Phạm Tiến Dũng

Ông Phạm Tiến Dũng

* Người dân nói mua bán, thanh toán tiền ngày nay thật là thuận lợi, vậy ông có thể nói thêm về những con số ấn tượng của thanh toán không dùng tiền mặt?

- Với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngành ngân hàng đã tiên phong ứng dụng và triển khai cung cấp các sản phẩm, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt mới và hiện đại, đáp ứng nhu cầu thanh toán, giao dịch tức thời của người dân và doanh nghiệp. Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục đạt được những chuyển biến tích cực.

Cụ thể, trong bốn tháng đầu năm 2024, về phương thức thanh toán qua Internet, đã có 85 tổ chức cung ứng dịch vụ với khoảng 7,6 triệu giao dịch/ngày với tổng giá trị trên 187.500 tỉ đồng/ngày. Còn thanh toán qua điện thoại di động (Mobile) có 52 tổ chức cung ứng dịch vụ với hơn 28,3 triệu giao dịch/ngày, với tổng giá trị trên 186.600 tỉ đồng/ngày.

Thanh toán qua mã QR cũng có tăng trưởng ấn tượng (tăng 167,2% về số lượng và hơn 424,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2023) đạt 843.000 giao dịch/ngày với tổng giá trị hơn 1.056 tỉ đồng/ngày.

Trong thực tế, có những người trước đây chưa bao giờ sử dụng các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, nhưng nhờ truyền thông, người ta đã biết và sử dụng phương thức thanh toán này. Và khi sử dụng, người dân thấy được sự tiện lợi của việc thanh toán không dùng tiền mặt bởi ra đường không cần phải mang nhiều tiền mặt, không cần lo lắng về tiền lẻ và không cần nhận lại tiền thừa...

Có thể nói khi đã thanh toán và chuyển khoản hay quét mã QR... một lần rồi, người ta không muốn quay lại thanh toán bằng tiền mặt nữa.

Bạn trẻ thanh toán bằng thẻ Techcombank tại quán Lalaland, quận 3, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Bạn trẻ thanh toán bằng thẻ Techcombank tại quán Lalaland, quận 3, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH

* Nhưng bùng nổ thanh toán không dùng tiền mặt, hoạt động lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của người dân cũng lan rộng, Ngân hàng Nhà nước có giải pháp nào để bảo vệ người dùng?

- Nhằm góp phần ngăn ngừa rủi ro gian lận, lừa đảo, đánh cắp tiền trong tài khoản ngân hàng, thời gian qua Ngân hàng Nhà nước đã chủ động phối hợp với Bộ Công an để triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Đề án 06. Trong đó, một trong những nội dung quan trọng là ứng dụng dữ liệu dân cư, căn cước công dân (CCCD) gắn chip, tài khoản VNeID để làm sạch và xác minh chính xác thông tin nhận biết khách hàng.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng phối hợp với các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công an (A04, A05) để thực hiện kiểm tra hoạt động mở, sử dụng tài khoản thanh toán tại một số ngân hàng. Đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành quyết định số 2345 về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng.

Trong đó quy định yêu cầu đối chiếu xác thực sinh trắc học khách hàng với CCCD gắn chip, tài khoản VNeID... theo các hạn mức giao dịch quy định nhằm hạn chế việc sử dụng tài khoản thanh toán và ví điện tử không chính chủ.

Cụ thể, từ ngày 1-7, với các giao dịch trên 10 triệu đồng hoặc 20 triệu đồng/ngày, các ngân hàng phải kiểm tra thông tin sinh trắc học của người giao dịch đúng với thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản đã được kiểm tra với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc trong CCCD gắp chip điện tử do Bộ Công an cấp hoặc tài khoản VNeID... Nói cách khác, giao dịch trên 10 triệu đồng hoặc 20 triệu đồng/ngày sẽ phải xác thực thông tin sinh trắc học.

* Như vậy, các tài khoản không chính chủ được mở bằng những giấy tờ không hợp lệ trước đây sẽ bị vô hiệu?

- Đúng vậy. Với việc xác minh sinh trắc học, những tài khoản không chính chủ mở bằng những giấy tờ không hợp lệ, không chính chủ trước đây sẽ bị loại bỏ dần. Điều này sẽ phòng chống tội phạm tấn công, lừa đảo chiếm đoạt quyền truy cập và thực hiện giao dịch gian lận, chiếm đoạt tài sản của khách hàng, cũng như phòng ngừa câu chuyện thuê, mượn tài khoản như xảy ra thời gian qua.

Ngoài ra, nhằm đảm bảo an toàn trong cung ứng dịch vụ ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đang nghiên cứu, xây dựng Hệ thống giám sát các tài khoản thanh toán, ví điện tử nghi ngờ gian lận, giả mạo đóng vai trò là kho dữ liệu chung của ngành về các tài khoản thanh toán, ví điện tử bị nghi ngờ gian lận.

Đồng thời Ngân hàng Nhà nước cũng đã chỉ đạo các tổ chức tín dụng từ chối thực hiện giao dịch hoặc tạm dừng cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử và thực hiện các biện pháp xác thực, xác minh lại khách hàng (bao gồm biện pháp gặp mặt trực tiếp tại quầy giao dịch...) trong trường hợp khách hàng có dấu hiệu nghi ngờ liên quan đến gian lận, lừa đảo.

Các dấu hiệu này có thể kể đến như thông tin trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán, ví điện tử của chủ tài khoản không trùng khớp với thông tin của cá nhân đó trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Tài khoản thanh toán, ví điện tử có hơn ba giao dịch nhận tiền từ các tài khoản thanh toán, ví điện tử nằm trong danh sách có dấu hiệu nghi ngờ liên quan đến lừa đảo, gian lận, giả mạo; khách hàng thuộc danh sách cảnh báo của Ngân hàng Nhà nước, cơ quan công an hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác...

Nguồn: Vienam Report - Dữ liệu: Bình Khánh - Đồ họa: TUẤN ANH

Nguồn: Vienam Report - Dữ liệu: Bình Khánh - Đồ họa: TUẤN ANH

* Nhưng căn cứ nào để đưa ra mức giao dịch trên 10 triệu đồng hoặc trên 20 triệu đồng/ngày phải xác minh sinh trắc học, thưa ông?

- Theo thống kê của chúng tôi, 70% số lượng giao dịch của Việt Nam đang giao dịch là dưới 1 triệu đồng. Số lượng tài khoản có giao dịch trên 10 triệu đồng trung bình chỉ chiếm khoảng 11% số lượng giao dịch hằng ngày (số người dùng thực tế, còn thấp hơn vì một người có thể có nhiều tài khoản).

Như vậy, những giao dịch trên 10 triệu đồng chiếm không nhiều, nên không nhiều khách hàng bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, chúng ta làm có lộ trình để không ảnh hưởng đến trải nghiệm của khách hàng. Không thể yêu cầu người dân mua một chai nước, vé xe buýt... là phải kiểm tra sinh trắc học. Do đó, với những giao dịch nhỏ lẻ không bị ảnh hưởng.

Đối với những khách hàng chưa có CCCD gắn chip hoặc khách hàng là người nước ngoài, để thực hiện giao dịch trực tuyến trên 10 triệu đồng, khách hàng cần phải đăng ký thông tin sinh trắc học với ngân hàng. Khách hàng chỉ cần đến quầy giao dịch đăng ký một lần duy nhất.

* Việc xác thực khuôn mặt của người dùng liệu có ngăn chặn hiệu quả tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tiền của người dân như xảy ra thời gian qua, thưa ông?

- Qua tổng kết từ những vụ lừa đảo trực tuyến thời gian qua, tội phạm có ba phương thức cơ bản chiếm đoạt tiền của người dân. Một là dẫn dụ, thao túng tâm lý để người dân thực hiện đúng tài khoản của mình và tự nguyện chuyển tiền cho tội phạm. Thứ hai là chiếm đoạt thiết bị, rồi sử dụng chính thiết bị của người dùng để lấy tiền. Thứ ba là chiếm đoạt thông tin để cài sang thiết bị khác.

Với quyết định 2345, ngoài việc giao dịch trên 10 triệu đồng phải xác thực sinh trắc học, khi cài đặt và sử dụng thiết bị khác để giao dịch cũng phải yêu cầu xác thực sinh trắc học. Nên khi kẻ gian ăn cắp được thông tin của người dùng, muốn cài sang thiết bị khác phải xác thực chính chủ mới cài được. Một số biện pháp nói trên sẽ góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng.

Có thể nói, lừa đảo chủ yếu là trên môi trường Internet, qua rất nhiều hình thức từ Zalo, Facebook, từ điện thoại, nhắn tin... Do đó, vai trò truyền thông rất quan trọng để người dùng nắm bắt được các thủ đoạn, chiêu trò của tội phạm để cảnh giác, không bị lừa đảo, mất tiền.

Hội thảo nâng cao bảo mật, an toàn giao dịch không tiền mặt lần đầu tổ chức ở hội trường Thống Nhất vào chiều 14-6 - Ảnh: P.QUYÊN

Hội thảo nâng cao bảo mật, an toàn giao dịch không tiền mặt lần đầu tổ chức ở hội trường Thống Nhất vào chiều 14-6 - Ảnh: P.QUYÊN

Chỉ mở tài khoản online với khách sử dụng CCCD gắn chip

Theo dự thảo thông tư quy định việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán và thông tư quy định về hoạt động thẻ ngân hàng, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức phát hành thẻ chỉ mở tài khoản, phát hành thẻ bằng phương tiện điện tử với các trường hợp khách hàng sử dụng CCCD gắn chip và đã được xác thực chính xác là do cơ quan công an cấp.

Với các trường hợp khác, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức phát hành thẻ thực hiện thủ tục mở tài khoản, phát hành thẻ cho khách hàng tại quầy giao dịch. Quy định này được bổ sung nhằm đảm bảo xác minh chính xác khách hàng trước khi mở tài khoản, phát hành thẻ, giảm thiểu việc sử dụng giấy tờ giả, rủi ro thuê, mượn, sử dụng giấy tờ của người khác để mở tài khoản, phát hành thẻ cho các mục đích gian lận, lừa đảo, vi phạm pháp luật.

Người dân hào hứng trải nghiệm mô hình xã hội thanh toán không tiền mặtNgười dân hào hứng trải nghiệm mô hình xã hội thanh toán không tiền mặt

Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho Ngày hội Không tiền mặt 2024 cơ bản đã được hoàn tất, các gian hàng nhộn nhịp sáng đèn thu hút nhiều khách qua đường hiếu kỳ dừng chân, tò mò muốn trải nghiệm.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp