16/11/2013 06:19 GMT+7

Cùng con tránh rủi ro

TUYẾT ANH
TUYẾT ANH

TT - “Mẹ ơi, bàn ủi nóng lắm đó mẹ. Mình đụng vào là bị phỏng đau lắm mẹ ơi”, “Mẹ ơi, con nổi hột đỏ rồi, muỗi chích con đó mẹ. Mẹ xức thuốc cho con đi”, “Mẹ ơi, xài dao là đứt tay phải không mẹ? Chỉ có Patu không cẩn thận nên bị đứt tay”... Đó là những trao đổi thường xuyên giữa tôi và đứa con 4 tuổi của mình.

vPstjiu9.jpgPhóng to
Bộ sách Để tránh những rủi ro - Ảnh: Nhã Linh

Để con biết được những sự vật, sự việc mang lại rủi ro và biết tự tránh xa chúng, tôi đã chọn đọc cho con bộ Để tránh những rủi ro (NXB Kim Đồng).

Từ trang sách

Một số bộ sách nho nhỏ khác bạn có thể đọc cùng con như bộ Giúp bé tự bảo vệ (NXB Trẻ) với các tựa: Tin và cái quạt máy, Tin đánh kiếm, Tin đi xe đạp, Tin chơi rượt bắt, Tin chiên trứng, bộ Kiến thức an toàn đầu tiên của bé (sách Đinh Tị).

Bộ sách bốn quyển gồm: Ui da ngứa quá!, Ui da buốt quá!, Ui da nóng quá!, Ui da đứt tay rồi! với nhân vật là chú gấu con Patu, ở lứa tuổi hiếu động luôn muốn khám phá cái mới, chưa lường trước những nguy hiểm và quên lời cha mẹ dặn nên thường gặp các sự cố từ một chiếc bàn ủi, món xúp nóng, thậm chí ánh mặt trời cũng có thể làm rát bỏng làn da non của chú.

Sách liệt kê những nguyên nhân, tình huống gây ngứa, buốt, nóng, đứt tay bằng những câu chuyện sinh động để bé nhớ, và gấu mẹ - gấu cha là người đồng hành, phân tích rủi ro, chỉ dẫn cách xử lý, giúp Patu biết cái nào không nên sử dụng, không được táy máy tay chân ở lứa tuổi của mình. Patu trong sách nhận các hậu quả do chính mình gây nên, Patu trong sách rất dũng cảm nhận ra cái không đúng để lần sau không tái phạm.

Cách xử lý của cha mẹ gấu Patu không phải là cấm cản, la rầy, mà cùng Patu xử lý vấn đề một cách hợp lý nhất, như xức thuốc xoa dịu vết đau, dùng gạc băng bó vết thương và hướng dẫn con dùng những thứ thay thế không gây nguy hiểm...

Ra ngoài đời

Bạn cần chịu khó liên hệ những hình ảnh trong sách với thực tế bên ngoài: chỉ dẫn, cùng bé sờ chạm các vật gây... khó chịu, giúp bé nhận ra tác dụng của những vật dụng để dùng vào việc nào thì phù hợp, khơi gợi bé phát biểu cảm nhận đối với các vấn đề của bản thân, giúp bé nhận biết khi xảy ra sự cố, phải thật bình tĩnh để cùng ba mẹ xử lý.

“Bí kíp” làm các bạn nhỏ ngoan hơn, phần lớn có lẽ nhờ vào ngôn ngữ hài hước của cha mẹ về các vấn đề mà bé cho là phức tạp, “kinh khủng”. Vì vậy, khi trẻ đối diện với “sự đã rồi”, cha mẹ mới chính là người giúp bé vượt qua “tai nạn” mình lỡ gây nên.

TUYẾT ANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp