10/04/2019 17:48 GMT+7

Cục Đường sắt sẽ làm việc vụ tháo dỡ đường ray lấy đất phân lô

ĐỨC PHÚ
ĐỨC PHÚ

TTO - Chiều 10-4, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam Vũ Quang Khôi cho biết dự kiến ngày 12-4 sẽ làm việc với các đơn vị Tổng công ty Đường sắt Việt Nam để làm rõ vụ tháo dỡ đường ray lấy đất phân lô tại Bình Dương.

Cục Đường sắt sẽ làm việc vụ tháo dỡ đường ray lấy đất phân lô - Ảnh 1.

Sau 5 năm, trạm vật tư rộng 117.000m2 mọc lên rất nhiều nhà cửa, phần đất còn lại cũng đang được rao bán đất nền - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Đây là vụ việc đã được Tuổi Trẻ Online phản ánh trong bài "Tháo dỡ đường ray, phân lô bán nền".

Theo ông Khôi, Cục Đường sắt Việt Nam năm 2018 đã từng kiểm tra và yêu cầu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phải thực hiện đúng theo phương án cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải báo cáo Bộ Giao thông vận tải.

Theo hồ sơ, năm 2012 Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đồng ý lấy khoảng 63.000m2 trong tổng số 117.000 m2 đất trạm vật tư đường sắt Dĩ An (Bình Dương) dự kiến làm thương mại dịch vụ, phần đất của trạm còn lại phía sau sẽ làm trạm vật tư mới.

Công ty cổ phần Vật tư đường sắt Sài Gòn lúc đó là doanh nghiệp có vốn của ngành đường sắt (tỉ lệ 73,39%). Đến năm 2013, Công ty TNHH Phát triển nhà xe lửa Dĩ An được tỉnh Bình Dương cho phép làm chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại với diện tích khoảng 63.000m2.

Nhằm nâng cao giá trị lô đất, 4 đường ray ở trạm vật tư sẽ được dời từ mặt tiền đường Lý Thường Kiệt vào phía bắc khu đất (phía sau). Hiện trạng đường này Nhà nước giao cho ngành đường sắt tiếp quản từ năm 1975, ngân sách hàng năm rót xuống bảo trì, duy tu.

Sau khi dịch chuyển đường sắt phải khôi phục lại nguyên trạng các đường, kèm theo đó là hệ thống bãi hàng, nhà kho phục vụ cho trạm vật tư đường sắt với diện tích khoảng 48.600m2.

Đến tháng 1-2015, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thoái vốn toàn bộ tại Công ty Vật tư đường sắt Sài Gòn. Giá trị 73,79% cổ phần được định giá khoảng 16,2 tỉ đồng, nhà đầu tư trúng giá đấu giá khoảng 37 tỉ đồng. Từ đó, doanh nghiệp này do tư nhân nắm giữ hoàn toàn.

Tháng 5-2015, ông Đới Sỹ Hưng - lúc bấy giờ là phó tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam - lại giao Phân Ban quản lý cơ sở hạ tầng đường sắt khu vực 3 cấp phép thi công dịch chuyển các đường. Nhận được "lệnh", mấy ngày sau phân ban đã cấp giấy phép cho đơn vị thi công dịch chuyển đường sắt, lấy mặt tiền làm nhà ở.

Nhưng sau khi tháo xong 2.082m2 của 4 đường ray ở trạm, Công ty cổ phần Vật tư đường sắt Sài Gòn chỉ lắp lại một đoạn 535m đường chính, còn lại 3 đường với hàng ngàn thanh tà vẹt, ray xếp ngổn ngang tại bãi đất nhiều năm qua.

Khi 3 đường ray tháo dỡ chưa lắp lại, năm 2016 công ty trên xin Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho tháo dỡ các đường ray và thanh lý. Các đơn vị đường sắt phía Nam nhiều lần đề nghị doanh nghiệp phải lắp lại đường ray để gửi tàu, xếp dỡ toa xe nhưng không được.

Thay vì thúc doanh nghiệp khôi phục nguyên trạng đường ray, tháng 1-2017 ông Đới Sỹ Hưng lại xin Bộ Giao thông vận tải cho phép doanh nghiệp tháo dỡ, thanh lý 3 đường ray. Trong khi việc tháo dỡ đã được thực làm cách đó 2 năm và cho đến lúc trình văn bản chưa được lắp lại.

Khu đất lắp 4 đường ray cũ khoảng 63.000msát mặt tiền đường Lý Thường Kiệt hiện đã được phân lô bán nền. Phần còn lại 48.600m2, theo hồ sơ thiết kế sẽ lắp lại đường ray bị tháo, xây trạm vật tư lại đang được "cò" đất ra giá 1,95 tỉ đồng/lô 75m2. Còn hàng ngàn thanh ray, tà vẹt là tài sản quốc gia bị tháo dỡ nằm chất đống 5 năm qua.

ĐỨC PHÚ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp