Loài cua dừa "sát thủ" trên biển - Ảnh: Drew Avery
Cua dừa (Birgus latro) là loài cua sống trên cạn, cũng là động vật chân đốt sống trên cạn lớn nhất thế giới.
Đôi càng ''lực sĩ'' kẹp vỡ quả dừa
Cua dừa có thể nặng đến 4,1kg, dài 1m. Màu sắc cua dừa đa dạng, thay đổi từ đỏ cam đến xanh tím.
Cua dừa phân bố chủ yếu trên các hòn đảo thuộc Ấn Độ Dương cũng như Thái Bình Dương. So với cua nhện Nhật Bản, cua dừa nhỏ hơn và không thể sống dưới nước.
Cơ thể cua dừa đã phát triển một loại phổi đặc biệt dùng để thở thay vì sử dụng mang. Cũng do vậy, cua dừa không thể bơi và sẽ chết đuối nếu chìm trong nước trong một thời gian dài.
Cua dừa cư ngụ trong hang hốc và lấy xơ lừa lót ổ và chỉ quay lại biển đến kỳ đẻ trứng.
Khướu giác cua dừa phát triển thường được sử dụng để tìm thức ăn. Cua dừa có thể sống từ 30 - 60 năm.
Cua dừa có thể dài đến 1m - Ảnh: Facebook/NTDLife
Cua dừa là một dũng sĩ khỏe mạnh. Đôi càng cua mạnh mẽ như cánh tay lực sĩ, có thể nâng vật thể nặng đến 27kg.
Chúng thường leo lên cây hái dừa, sau đó để ăn được dừa, chúng có thể dùng càng xé toạc xơ dừa rồi đập đi đập lại cho đến lúc sọ dừa vỡ ra.
Càng cua có thể bóc từng lớp từng lớp vỏ dừa, có thể mất vài giờ cho đến vài ngày. Sau khi bóc lớp vỏ bên ngoài, cua dừa uống nước trước rồi mới ăn cái dừa sau.
Người ta chưa thống kê đầy đủ số lượng cua là bao nhiêu và liệu rằng dân số của chúng có đang bị đe dọa hay không?
"Độc cô cầu bại" trên đảo
Loài cua dừa có khả năng leo cây hái dừa hay phá các tổ chim - Ảnh: Minden Pictures
Trước đây, trên những hòn đảo giữa đại dương, cua biển là "chúa tể" không sợ loài vật nào.
Shin-ichiro Oka từ Trung tâm nghiên cứu Okinawa ở Nhật Bản - người dành nhiều năm nghiên cứu cua dừa, cho thấy càng cua có thể tung ra một lực đến 3.300N, mạnh hơn rất nhiều so với những loài giáp xác khác và tương đương với lực cắn của sư tử.
Trước đây, Charles Darwin từng mô tả cua dừa là loài "quái vật". Mặc dù từng đọc những tài liệu về cua dừa nhưng khi nghe kể những câu chuyện về loài vật này khi đặt chân đến đảo Keeling ngoài khơi Sumatra năm 1836, Charles Darwin vẫn nghi ngờ sức mạnh của cua dừa.
Cho đến khi tận mắt chứng kiến, Charles Darwin mới ngỡ ngàng khâm phục về loài "quái vật" này.
Cua dừa đang "phá" vỏ dừa - món ăn yêu thích của chúng - Ảnh: Fearless Rich
Khi loài chuột xuất hiện trên một số đảo, cua dừa gặp phải một đối thủ đáng gờm, nhất là trên những hòn đảo khan hiếm thức ăn. Chúng thường có những trận chiến nảy lửa, lúc chuột thắng, lúc cua thắng.
Thỉnh thoảng cua dừa còn săn bắt chim biển. Nhà sinh vật học Mark Laidre từ ĐH Dartmouth (Mỹ) từng nghiên cứu cua dừa ở quần đảo Chagos biết: "Để tránh loài cua dừa này, những loài chim trên đảo thường không làm tổ dưới mặt đất và tìm cách tránh xa chúng''.
Theo Lardia, cua dừa không phải là loài hiếu chiến mà mang máu tò mò nhiều hơn. "Chúng không làm hại người nên không tiếp cận hay cắn người. Ngược lại, chúng rất sợ người".
"Chúa tể" cua dừa trên đảo - Nguồn: National Geographic
Trước đây những cư dân trên đảo ở Thái Bình Dương đã bắt cua dừa ăn. Họ nói thịt cua như thịt tôm hùm. Lớp mỡ dưới bụng cua cũng như trứng bên trong cua cái được xem là phần ngon nhất.
Dù cua không độc, người ta cũng cảnh báo về việc ngộ độc khi chúng ăn tạp trong một thời gian dài.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận