07/04/2023 15:38 GMT+7

Cua nuôi Cà Mau chết hàng loạt

Gần đây, nhiều diện tích cua nuôi Cà Mau chết diện rộng do nhiễm ký sinh trùng giáp xác chân tơ, chưa có thuốc đặc trị, khiến người nuôi lo lắng.

Cua nuôi Cà Mau chết hàng loạt - Ảnh 1.

Cua bị bệnh thường bò lên bờ hoặc chết nổi trên mặt nước - Ảnh: THANH HUYỀN

Ngày 7-4, ông Trương Minh Thuận - phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau - cho biết thời gian gần đây trên địa bàn đã xảy ra tình trạng cua chết diện rộng, mức độ thiệt hại từ 40% đến hơn 60%.

"Hầu hết các xã trên địa bàn huyện đều xảy ra tình trạng cua nuôi bị chết. Hiện tượng này giống như những năm trước, được xác định là do nhiễm ký sinh trùng giáp xác chân tơ kết hợp nắng nóng dẫn đến cua chết hàng loạt", ông Thuận thông tin thêm.

Với diện tích trên 25.000ha nuôi cua kết hợp trong vuông tôm, huyện Năm Căn được xem là "thủ phủ" của nghề nuôi cua ở Cà Mau. Thời gian nuôi cua khoảng 6 tháng thì thu hoạch.

Từ đầu tháng 3 đến nay, cua ở địa phương này bất ngờ bị chết khi được 4 tháng tuổi, trọng lượng đạt từ 200 - 400g/con, khiến người nuôi thiệt hại nặng.

Ông Đoàn Văn Hùng - một nông dân nuôi cua ở xã Hàng Vịnh, huyện Năm Căn - cho biết cua bị ốm rất ít thịt, một số con còn lại dù chưa chết nhưng bị yếu, khi bắt lên khỏi mặt nước khoảng 15 - 30 phút thì chết. 

Theo ông Hùng, tình trạng này giống hệt như đầu năm 2021, nhưng chưa có thuốc đặc trị, người nuôi cua rất lo lắng.

Theo người dân nuôi cua ở Cà Mau, tình trạng cua chết hàng loạt thường diễn ra tại các huyện Năm Căn, Ngọc Hiển, Đầm Dơi và một phần của TP Cà Mau. 

Đa phần diện tích cua chết ở những nơi có biên độ nước triều cao, người dân có thói quen nuôi tôm, cua theo hình thức xả ra, lấy nước vào vuông một tháng 2 lần.

Diện tích nuôi cua kết hợp trong vuông nuôi tôm ở Cà Mau mỗi năm khoảng 250.000ha, năng suất bình quân 100kg/ha/năm, sản lượng ước đạt 25.000 tấn.

'Nghề làm tôm khô' Cà Mau được đề nghị là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Cà Mau đề nghị công nhận 'nghề làm tôm khô' là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nếu được công nhận thì đây là di sản văn hóa phi vật thể thứ 5 của tỉnh, sau đờn ca tài tử, nghề gác kèo ong, muối ba khía ở Rạch Gốc và nghệ thuật nhạc trống lớn.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp